Hỗn loạn thực phẩm chức năng
Hiện nay, theo thống kê cả nước có khoảng trên 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy vậy, ngành thực phẩm chức năng Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập: Sản xuất thực phẩm chức năng bị thả nổi; Chưa có quy định cụ thể những thành phần được phép có trong sản phẩm thực phẩm chức năng và những thành phần phải cấm; Quảng cáo thái quá về công dụng của sản phẩm; Chưa có chế tài xử phạt thích đáng những sai phạm trong ngành.
Ngoài ra, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu... lưu hành tràn lan, không đảm bảo an toàn... gây thiệt hại cho kinh tế và sức khỏe của người tiêu dùng.
Trong bối cảnh các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nở rộ “như nấm mọc sau mưa”, việc làm giả, làm nhái ngày càng tinh vi và khó kiểm soát. Thiết nghĩ, việc xử phạt hiện nay là chưa đủ sức răn đe nếu so sánh với con số lợi nhuận khổng lồ thu được từ những hành động sai trái của các cơ sở sản xuất, phân phối thiếu năng lực và đạo đức. Bằng chứng là trong danh sách những công ty bị xử phạt, có nhiều doanh nghiệp vi phạm không phải lần đầu.
Thực tế này cho thấy, nếu cơ quan chức năng không siết chặt quản lý, ngành thực phẩm chức năng sẽ càng hỗn loạn, bị hại nhiều nhất không chỉ là những cơ sở sản xuất chân chính mà chính là người tiêu dùng. Hậu quả mà việc này gây ra, thật khó lường!
GMP: Sản xuất tốt – kiểm soát chặt
Quy định Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo dướng dẫn của Bộ Y tế sắp được thực thi sẽ góp phần giúp cơ quan quản lý siết chặt hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng ngay từ khâu sản xuất.
GMP là chữ viết tắt của Good Manufactured Practice nghĩa là thực hành sản xuất tốt. Đây là một hệ thống để đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất liên tục và kiểm soát theo tiêu chuẩn chất lượng. GMP được thiết kế để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sản xuất mà không thể loại bỏ thông qua thử nghiệm các sản phẩm cuối cùng.
Các rủi ro có thể kể đến là: Ô nhiễm không mong muốn của sản phẩm, nhãn ghi không đúng với đăng ký với cơ quan quản lý, thành phần hoạt chất không đủ hoặc quá nhiều...
GMP bao gồm tất cả các khía cạnh của sản xuất, bao gồm từ các nguyên liệu đầu vào (dược liệu, tá dược, bao bì, nguồn nước...), cơ sở sản xuất và trang thiết bị, việc đào tạo và vệ sinh cá nhân của nhân viên... nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn nhất.
Quy định thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe được thông qua sẽ giúp cơ quan quản lý siết chặt hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, tăng cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài.
Áp dụng GMP còn là biện pháp tiết kiệm chi phí cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả ngành y tế. Bởi, do được thiết kế để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp sẽ sản xuất được những sản phẩm chất lượng, người tiêu dùng được dùng sản phẩm tốt, nhờ vậy sẽ góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe tốt hơn.
Với tiêu chuẩn GMP thì tình trạng làm ăn gian dối, manh mún, chộp giật sẽ bị loại bỏ, những cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng không đảm bảo vệ sinh, chất lượng cũng sẽ được chấm dứt để tạo thị trường lành mạnh.
Sớm nhận ra vai trò và lợi ích của thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn đã áp dụng tiêu chuẩn GMP vào sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Đây cũng là cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đầu tiên trên cả nước được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn GMP từ tháng 7/2018.
Chất lượng và sự uy tín trong mỗi sản phẩm chính là giá trị cốt lõi mà Gia Nguyễn mang lại cho cộng đồng, để tất cả mọi người cùng được hưởng lợi từ những sản phẩm tốt và an toàn với sức khỏe.
Thúy Nguyễn