Giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu
Mới đây, việc giảm giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% sẽ giúp người tiêu dùng giảm được chi phí chi tiêu.
Được biết, Nghị số 15 quy định giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) xuống còn 8% bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/2/2022 đến hết năm 2022. Việc giảm thuế này áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế VAT 10%.
Theo đó, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% sẽ giúp người tiêu dùng giảm được chi phí chi tiêu. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên lựa chọn các mặt hàng để được hưởng ưu đãi này.
Ví dụ với mỗi 1 hoá đơn siêu thị từ 1 - 2 triệu đồng, như trước đây phải đóng thuế VAT từ 100.000 - 200.000 đồng (mức thuế 10%), thì giờ chỉ đóng 80.000 - 160.000 đồng (mức thuế 8%). Mỗi tháng đi siêu thị vài lần thì cũng tiết kiệm được kha khá, để mua những vật dụng khác.
Theo các chuyên gia, việc giảm thuế VAT sẽ tác động đến toàn bộ giao dịch trên thị trường, cả người mua và người bán. Vốn là đối tượng bị ảnh hưởng lớn về thu nhập do dịch bệnh nên giảm thuế sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm được 2% chi tiêu bình quân và giúp tăng giao dịch trên thị trường. Trong khi, việc giảm thuế VAT đầu vào, người bán có điều kiện để không tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ khi sức ép chi phí tăng cao.
Việc giảm thuế VAT cũng sẽ giúp Chính phủ hoàn thành hai mục tiêu là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ hai phía là sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Sau khi triển khai thực hiện các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tiêu dùng đã đồng loạt áp dụng mức thuế VAT mới và thông báo đến khách hàng, người tiêu dùng.
Có thể nói, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang gặp nhiều khó khăn thì đây là chính sách được đánh giá có tác động đến mọi giao dịch trên thị trường, trong đó người bán cũng như người mua đều được hưởng lợi.
Còn nhiều bất cập cho doanh nghiệp
Có nhiều mặt hàng vẫn giữ nguyên mức thuế suất 10%, như: Nhóm sản phẩm công nghệ thông tin (máy vi tính, điện thoại di động…); Nhóm sản phẩm thiết bị điện tử gia dụng (máy giặt, lò vi sóng, máy hút bụi, điều hoà,…); Nhóm dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, viễn thông, bất động sản…) đồ uống ( rượu, bia…..)
Như bia rượu khi bán thương mại thì giữ nguyên 10% nhưng vẫn chai bia đó mà phục vụ khách trên bàn ăn thì lại thành dịch vụ ăn uống hưởng thuế suất 8%...
Công ty kinh doanh dịch vụ photo, khi xuất hoá đơn có được giảm 2% VAT không vì đầu vào mực in chịu thuế suất VAT 10% mà giấy thì 8%.
Cho nên việc bóc tách từng mặt hàng chịu thuế 10% và 8% không hề đơn giản. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đang chờ đợi các hướng dẫn chi tiết hơn trong từng trường hợp của cơ quan thuế.
Đối với từng hàng hóa, dịch vụ cụ thể để xác định có thuộc diện được giảm thuế hay không phải căn cứ vào các văn bản pháp luật chuyên ngành của từng loại hàng hóa, dịch vụ.
Mới đây, Tổng cục Thuế đã yêu cầu các Cục Thuế chỉ đạo các phòng, các Chi cục Thuế cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến cho người dân, doanh nghiệp; bám sát địa bàn, người nộp thuế để hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Quốc hội, Chính phủ.