Cụ thể, CPI tháng 5/2022 tăng 0,38% (khu vực thành thị tăng 0,34%; khu vực nông thôn tăng 0,42%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 1 nhóm hàng giảm giá.
Theo Tổng cục Thống kê cho biết bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 2,25% so với cùng kỳ năm 2021. Dư địa tăng CPI để đạt mục tiêu Quốc hội đặt ra cho năm 2022 chỉ còn 1,75% cho những tháng còn lại. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, sẽ rất khó giữ CPI ở mức 4% như chỉ tiêu đề ra. CPI ở mức tiệm cận hoặc bằng 5% trong năm nay sẽ là một thành công trong kiểm soát lạm phát.
Trong thị trường vật liệu xây dựng tháng 5 giảm 0,13% so với tháng trước chủ yếu giá gas giảm 5,38% so với tháng trước vì từ ngày 01/5/2022, giá gas trong nước điều chỉnh giảm 29.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới giảm 95 USD/tấn (từ mức 950 USD/tấn xuống mức 855 USD/tấn).
Ngoài ra, giá một số sản phẩm vật liệu xây dựng khác cũng tăng cao như đá, cát, gạch xây dựng. Giá dầu hỏa tăng 3,95% so với tháng trước do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá ngày 04/5/2022, 11/5/2022 và 23/5/2022. Giá điện sinh hoạt tháng 5 tăng 0,7% so với tháng trước; giá nước sinh hoạt tăng 1,03% do nhu cầu sử dụng tăng khi thời tiết chuyển sang hè.
Lạm phát tháng 5/2022 có chiều hướng tăng 0,29% so với tháng trước, tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,25%),điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.
Trong bối cảnh người tiêu dùng đang chịu gánh nặng chi phí, giải pháp bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu cần được tính đến bên cạnh việc đẩy nhanh chính sách hỗ trợ người lao động, người nghèo.