Chăm sóc bưởi da xanh sau Tết

(NTD) - Bưởi da xanh ở khu vực phía Nam trong dịp Tết Mậu Tuất vừa được mùa, được giá. Chính vì vậy, sau khi thu hoạch xong, người lao động đã chuẩn bị chăm sóc cây bưởi để đón một mùa vụ mới.

Chuẩn bị cho vụ mùa mới

Bưởi da xanh có thể cho trái quanh năm. Tuy nhiên, nhiều nhà vườn chăm sóc để bưởi cho thu hoạch trước Tết để bán được giá. Chính vì vậy, sau khi thu hoạch, bưởi đã mất đi rất nhiều “sức lực” để có thể cho trái vào mùa vụ tới, nên rất cần cách chăm sóc nhằm duy trì ổn định sự phát triển của vườn cho những vụ trái tiếp theo.

Kinh nghiệm này đã được nhiều nhà vườn ĐBSCL đặc biệt chú ý đến. Một nhà vườn ở xã Qưới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cho biết “ Năm nay do chủ động kỹ thuật xử lý cho bưởi đẹp, chất lượng nên vườn bưởi cho thu hoạch khá. Để bưởi da xanh cho thu hoạch năng suất cao và đúng thời điểm thì ngay sau Tết, phải tranh thủ bắt tay ngay vào chăm sóc, như xới đất quanh gốc, bón phân, tưới nước”.

Chăm sóc bưởi da xanh sau Tết (Ảnh: NTD) 

Sau đợt hạn mặn đầu năm 2016, năm nay nhằm chủ động nguồn nước tưới, người trồng bưởi da xanh ở Bến Tre đã nạo vét mương vườn thông thoáng; gia cố bờ bao, đặt thêm cống để trữ nước ngọt...

Nhiều nhà vườn có kinh nghiệm tại Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang …cũng trữ lượng phân bón, nước tưới, chăm sóc tốt cho bưởi sau thu hoạch Tết. Tuy nhiên, đối với những người mới trồng, mới thu hoạch vài vụ đầu thì đây là công việc không dễ.

Tưới nước, bón phân

Theo lời của chuyên gia Đinh Văn Thành, để duy trì năng suất chất lượng trái cũng như vườn cây khỏe mạnh, cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, nhất là giai đoạn chăm sóc cho cây sau thu hoạch, chuẩn bị cho vụ tiếp theo như sau:

Bước 1: Xác định năng suất sản lượng vụ trước.

Bước 2: Xác định thời điểm thu hoạch vụ tiếp theo (với Bưởi da xanh thời gian từ khi cây ra hoa đến thu hoạch thường khoảng 7 tháng).

Bước 3: Trên cơ sở thực hiện bước 1 và 2 xác định thời gian và thực hiện các biện pháp kỹ thuật. Cụ thể như sau:

- Tỉa cành nhánh:

+ Cắt bỏ những cành nhánh già cỗi, bị sâu bệnh phá hại, cành nhánh đan xen nhau và những nhánh vượt.

+ Với cành mang trái (cành nhện) cắt cành cho trái vụ trước, cắt bỏ cành nhỏ, tùy thuộc tình trạng vườn cây chỉ để cành nhện to khỏe vừa đủ theo lượng trái dự kiến (thông thường mỗi nhánh để 2 trái) và phân bổ đều trong tán cây.

- Vệ sinh vườn:

+ Dọn sạch tàn dư vụ trước, cành nhánh cắt tỉa đem tiêu hủy. Làm sạch cỏ dại xung quanh vườn.

+ Sửa lại bồn và xới xáo cho đất tơi thoáng xung quanh gốc cây.

- Bón phân cho cây: Lượng phân bón thời kỳ sau thu hoạch như sau: 100% lượng phân hữu cơ + 30% N + 25% P2O5 +70% vôi bột.

Trong kỹ thuật bón phân cho cây, bà con cần lưu ý những điểm sau:

- Dùng chế phẩm nấm Trichoderma với lượng 2 – 3 kg trộn ủ với 1 tấn phân hữu cơ 7 – 10 ngày trước khi đem bón nhằm diệt trừ nấm bệnh và trứng sâu còn tồn dư trong phân hữu cơ.

+ Căn cứ năng suất vụ trước và tình trạng cây để điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp đề kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Còn kỹ thuật bón cần thực hiện như sau:

+ Đào rãnh hoặc hố dưới hình chiếu tán cây để bón. Bón xong thường xuyên tưới nước giữ ẩm để bộ rễ phát triển và hút được chất dinh dưỡng nuôi cây.

Sau đó tiếp tục áp dụng các biệp pháp kỹ thuật theo quy trình thâm canh chăm sóc bưởi đã được khuyến cáo.

+ Cắt bỏ những cành nhánh già cỗi, bị sâu bệnh phá hại, cành nhánh đan xen nhau và những nhánh vượt.

+ Với cành mang trái (cành nhện) cắt cành cho trái vụ trước, cắt bỏ cành nhỏ, tùy thuộc tình trạng vườn cây chỉ để cành nhện to khỏe vừa đủ theo lượng trái dự kiến (thông thường mỗi nhánh để 2 trái) và phân bổ đều trong tán cây.

Hoàng Huy

Nên đọc