Các nhà khoa học tìm ra phương pháp diệt tận gốc virus HIV

(NTD) - Các khoa học Mỹ sử dụng thành công phương pháp chỉnh sửa gen để loại bỏ hoàn toàn virus HIV khỏi tế bào, đồng thời ngăn sự tái nhiễm căn bệnh thế kỷ này.

Sicence Alerrt đưa tin vào hôm 22/3, các nhà nghiên cứu của Đại học Temple, Mỹ đã chứng minh họ có thể lấy virus HIV ra khỏi AND của hệ miễn dịch của con người khi sử dụng phương pháp chỉnh sửa gen có tên CRISPR/Cas9. Điều này cũng có thể ngăn các virus HIV xâm nhập vào các tế bào chưa bị tác động.

Hình ảnh cho thấy một tế bào đang nhiễm virus HIV. Ảnh: Science Alert.

CRISPR/Cas9 là phương pháp tân tiến nhất về công nghệ chỉnh sửa gen do các nhà khoa học người Anh phát hiện vào năm 2012 . Phương pháp này giúp các nhà khoa học tập trung vào một gen cụ thể, sau đó, ‘cắt và dán’ một phần của ADN để thay đổi chức năng của gen.

Theo các chuyên gia CRISPR/Cas9 là dạng protein nhắm tới các ADN trong tế bào. Và bằng cách chỉnh sửa protein, các nhà khoa học có thể gián tiếp thay đổi các mã ADN theo ý muốn. Các protein này được tách ra từ prokaryote - một dạng đơn bào từ vi khuẩn, kết hợp cùng 1 dạng enzyme có tên Cas9.

Vì vậy, về cơ bản, nếu bạn muốn chỉnh sửa ADN của virus trong tế bào, bạn cần phải có một loại vi khuẩn xâm nhập vào virus, và sản xuất một sợi RNA giống với trình tự của mã ADN ảo. Sợi RNA sau đó sẽ bám vào các enzyme Cas9 và cùng nhau tìm kiếm virus phù hợp. Một khi các Cas 9 tìm thấy virus HIV, chúng sẽ cắt và phá hủy nó.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã loại bỏ thành công virus HIV ra khỏi tế bào ADN của cơ thể người nhờ phương pháp chỉnh sửa gen. Ảnh: UPI.

Nhờ áp dụng phương này này, các nhà nghiên cứu đã loại bỏ thành công ADN HIV-1 trong tế bào lympho T (tế bào trình diện kháng nguyên ở người) ở phòng thí nghiệm. Sau đó, tế bào được chỉnh sửa này tiếp xúc với virus HIV, nó hoàn toàn không bị tái nhiễm.

Kamel Khalili, trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ: "Nghiên cứu này thực sự rất quan trọng. Nó cho thấy sự hiệu quả của việc chỉnh sửa gen trong việc loại bỏ HIV ra khỏi tế bào ADN, bằng cách gây đột biến trong gen của virus và vô hiệu hóa khả năng tự nhân bản của nó. Đồng thời phương pháp cũng cho thấy khả năng bảo vệ tế bào khỏi việc tái nhiễm, đồng thời không hề gây hại cho tế bào".

Trước đó, đầu năm 2016, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp chỉnh sửa gen để điều trị thành công bệnh teo cơ Ducheme thường gặp ở động vật có vú. Và hiện tại, phương pháp này có tiềm năng trong việc điều trị căn bệnh thế kỉ HIV trong tương lai.

Bạn đọc có thể tham khảo tại mục Sức khỏe

Lương Nguyệt

Nên đọc