Bứt phá trong nửa đầu năm, cổ phiếu bất động sản công nghiệp vẫn được hỗ trợ

(CL&CS) - Dù bứt phá mạnh trong nửa đầu năm 2021 nhưng cổ phiếu bất động sản công nghiệp vẫn được hỗ trợ nhờ Nghị định 82.

Năm 2020, cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp (KCN) dậy sóng, đa số các mã đều tăng trưởng vượt bậc. Bước sang nửa đầu năm 2021, một số đảo chiều suy giảm nhẹ, một số mã may mắn duy trì được đà đi lên nhưng không đáng kể.

Đóng cửa phiên 15/6, KBC của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc dừng ở mức 37.850 đồng/cổ phiếu, tăng 13.450 đồng/cổ phiếu, tương đương 55,1% so với phiên cuối cùng của năm 2020. Sau nửa năm giao dịch, cổ phiếu ITA của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo tăng 1.100 đồng/cổ phiếu, tương đương 15,7% lên 8.100 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu LHG của Công ty cổ phần Long Hậu tăng 7.350 đồng/cổ phiếu, tương đương 21,4% lên 41.650 đồng/cổ phiếu,...

Tuy nhiên, cổ phiếu bất động sản KCN lại tin là được có trợ lực sau khi Nghị định 82 ra đời.

Công ty chứng khoán SSI cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP điều chỉnh một số quy định cho KCN và cụm kinh tế.

Dù bứt phá mạnh trong nửa đầu năm 2021 nhưng cổ phiếu bất động sản công nghiệp vẫn được hỗ trợ nhờ Nghị định 82.

Một số quy định được đề xuất như sau: Phân cấp thẩm quyền. Dự thảo Nghị định cho phép phân cấp phê duyệt thành lập các KCN mới, điều chỉnh và mở rộng các KCN theo 1 trong 2 phương án Ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hoặc Phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP, tất cả các quyết định đó đều phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

Về việc xét duyệt các KCN mới, điều chỉnh và mở rộng KCN: Theo dự thảo Nghị định, tổng diện tích đất của các khu công nghiệp tối thiểu là 75 ha; khu công nghiệp phải có tối thiểu 5% tổng diện tích đất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây là một quy định mới so với quy định trước đây.

Quy định về chủ đầu tư khu công nghiệp không được phép đầu tư mở rộng nếu tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp hiện tại dưới 60% sẽ không được áp dụng trong các trường hợp sau: tổng diện tích đất của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố dưới 1.000 ha;  khu công nghiệp trước đó đã có dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng bị chấm dứt hoạt động và giao cho nhà đầu tư mới ; khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp sản xuất hỗ trợ và chuyên sâu; và chủ đầu tư khu công nghiệp cam kết dành ít nhất 30% tổng diện tích đất cho các dự án đầu tư công nghệ cao, dự án công nghiệp hỗ trợ, dự án đổi mới và các dự án ưu tiên.

“Chúng tôi tin rằng dự thảo Nghị định mới sẽ hợp lý hóa quy trình xin cấp phép khu công nghiệp mới và khu công nghiệp mở rộng. Ngoài ra, ưu đãi sẽ dành cho các khu công nghiệp sinh thái, dự án công nghệ cao, dự án công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những chủ đầu tư khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp thấp hơn 60%, như SZC (tỷ lệ lấp đầy khoảng 40%) sẽ có thể xin phép phát triển khu công nghiệp mở rộng bằng cách thu hút khách thuê trong các lĩnh vực ưu tiên”, SSI bình luận.

Tuy nhiên, SSI cho biết thêm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các KCN mới tăng lên (năm 2021, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tăng khoảng 10%-50% so với năm 2019), do đó tỷ suất lợi nhuận của các khu công nghiệp mới sẽ thấp hơn các khu công nghiệp hiện hũu, theo quan điểm của SSI.

“Chúng tôi tin rằng các khu công nghiệp hiện tại có đất cho thuê như KBC, IDC, SZC, ITA, SIP vẫn có thể duy trì tỷ suất lợi nhuận cao hơn đối với hoạt động cho thuê đất”, SSI bình luận.

NTU3 và Cây Trường là một trong số các khu công nghiệp mới sẽ đi vào hoạt động trong nửa cuối năm 2021, đây sẽ là động lực chính cho NTC và BCM.

TIN LIÊN QUAN