Đứng trước tình thế ngàn cân, khi chất lượng dịch vụ sụt giảm vì sân bay Tân Sơn Nhất hiện quá tải trầm trọng, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Cục Hàng không Việt Nam đã đề xuất Bộ Giao thông Vận tải triển khai một loạt giải pháp cần thực hiện ngay để nâng cao chất lượng cũng như năng lực khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất.
Cơ sở hạ tầng hiện có, sân bay đáp ứng được số lượng 28 triệu khách/năm. Tuy nhiên, lượng khách năm 2016 đã tăng lên tới 32 triệu khách/năm, năm 2017 dự kiến sẽ xấp xỉ 36 triệu khách/năm và đến năm 2020 sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đạt khoảng 45 triệu khách/năm.
Trước thực trạng này, nếu cơ sở hạ tầng vẫn không thể thay đổi thì khả năng ùn tắc ở sân bay sẽ ngày càng tăng, dịch vụ của sân bay sẽ giảm đáng kể.
Ùn tắc tại sân bay Tân Sơn Nhất (Ảnh: Internet) |
Trước tình thế này, ông Đinh Việt Thắng (Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam), đã đưa ra kiến nghị về các biện pháp phải thực hiện được trong giai đoạn 2017-2018 để "giải cứu", tăng năng lực hàng không ở sân bay lên 40 triệu khách/năm. Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án mở rộng sân đỗ máy bay phía bắc để hoàn thành vào quý 3/2018 thay vì quý 1/2019 như dự định ban đầu.
Ngoài ra, đơn vị còn kiến nghị đến Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu tối ưu tổ chức vùng trời cụm sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất và Vũng Tàu.
Về lâu dài, Cục Hàng không kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xây nhà ga T4, với sức chứa khoảng 20 triệu khách/năm. Đồng thời, cần nghiên cứu xây dựng thêm một tầng tại nhà ga quốc nội, để diện tích phục vụ khách hàng trong sân bay được mở rộng.
Về quản lý, đảm bảo hoạt động bay, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị nghiên cứu tổ chức vùng cụm sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất và Vũng Tàu, triển khai hoàn hảo phương thức khai thác 2 đường cất cánh và hạ cánh song song, theo đó có thể giảm được thời gian chiếm dụng được đường băng.
Cùng đó cần phân bổ vị trí đỗ cho máy bay có sự tham gia kiểm soát của nhân viên sân bay.
Về lâu dài, cần xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận đồng bộ với nhà ga T4 từ đường Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám, đường nội bộ Sư đoàn 370, xây dựng đường lăn song song thứ 2 và các đường lăn nối đồng bộ.
Sông Trường