Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá không đáng ngại

(NTD) - Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường, khó đoán trước, nên các cơ quan nông nghiệp địa phương ở ĐBSCL có chủ trương khuyến khích bà con chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây - con khác.

Doanh nhân Lê Quốc Phong, Tổng GĐ Công ty CP Phân bón Bình Điền.

 Tuy nhiên, việc tiến triển còn chậm, theo Cục Trồng trọt năm 2016 diện tích lúa Hè Thu là 1.650.000 ha thì năm 2017 có đến 1.700.000 ha. Dù chủ trương chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây lương thực khá là hợp lý nhưng giá lúa vẫn còn hấp dẫn với nông dân thì diện tích lúa thu đông sẽ còn cao hơn năm 2016. Có nhiều lý do để bà con ngại chuyển đổi nhưng trong đó có lý do chính là bà con chưa chọn được cây - con nào thích hợp để nuôi trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả mà có hiệu quả hơn so với cây lúa và thị trường chưa ổn định cho cây con được thay thế. Năm nay giá lúa cao nên thôi thúc bà con vẫn trồng lúa. Qua khảo sát 10 tỉnh ĐBSCL đã xác nhận dù đầu vụ có những trận mưa dồn dập nhưng lúa hè thu 2017 được sạ sớm hơn và sinh trưởng, phát triển tốt hơn năm 2016, năng suất dự kiến có thể đạt bình quân 5-6 tấn/ha.

Tuy nhiên trong vụ hè thu, một số vùng như Bạc Liêu, Cần Thơ... lác đác xảy ra bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Đây là mầm mống chuyển bệnh qua cho vụ thu đông và đây là bệnh chưa có thuốc đặc trị vì đó là bệnh virus được chuyển bệnh do rầy nâu. Do đó, biện pháp canh tác sạch sẽ là yếu tố quan trọng trong phòng trừ bệnh này (bà con mình làm đất đúng kỹ thuật, san đều và kỹ, dùng giống xác nhận có tính kháng bệnh tốt, sạ thưa, bón phân cân đối, sạ đồng loạt, quản lý nước phù hợp với cây lúa, thường xuyên thăm đồng để phát hiện và diệt rầy sớm, diệt dứt điểm). Trong các biện pháp này, sạ thưa và bón phân cân đối rất quan trọng, bà con mình nên gạt bỏ thói quen sạ dày, chính sạ dày tạo ra mầm mống cho sâu bệnh. Trong chương trình sản xuất lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu vụ hè thu 2017, những bà con tham gia chương trình ở 13 tỉnh ĐBSCL đều có câu trả lời giống nhau là lúc sạ 8 kg giống/1.000m2 rất hồi hộp vì không yên tâm, nhưng sau đó ruộng được bón thêm phân Đầu Trâu phèn - mặn và phân chuyên dùng cho lúa TE-A1 và TE-A2 thì cây lúa vươn lên rất nhanh, cho màu lá sáng khỏe, lúa 42 ngày vẫn chưa phải xịt thuốc lần nào, riêng mô hình ở ấp Hòa Lộc, xã Tam Bình, Vĩnh Long, lúa được 70 ngày tuổi đã trổ rất đều, dù nền đất bị xấu nhưng dự báo năng suất khá cao, điều đặc biệt là tất cả nông dân tham gia chương trình này, đều tin tưởng về mật độ sạ, hiệu quả của các loại phân bón Đầu Trâu và các tiến bộ kỹ thuật do các nhà khoa học hướng dẫn.

Vàng lùn và lùn xoắn lá là bệnh nan y nhưng vẫn có giải pháp để đối phó. Bà con mình chỉ cần làm theo đúng hướng dẫn của cơ quan nông nghiệp, của các nhà khoa học và tích cực mở rộng, tham gia chương trình sản xuất lúa thông minh trong tất cả các vụ thì sẽ yên tâm, không sợ bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

 Lê Quốc Phong

 
Nên đọc