Hạ tầng hoàn thiện
Trong những năm gần đây, khu Đông TP HCM, đã liên tục nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của chính quyền và giới đầu tư nhờ vào định hướng phát triển thành trung tâm kinh tế tri thức, công nghệ và đổi mới sáng tạo của thành phố. Đặc biệt, hệ thống hạ tầng giao thông tại khu vực này đang bước vào giai đoạn tăng tốc triển khai, tạo đòn bẩy cho cả thị trường bất động sản lẫn kinh tế - xã hội toàn vùng.
Một trong những dự án nổi bật là tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), hiện đã hoàn thiện khoảng 97% khối lượng công việc và dự kiến vận hành thương mại vào cuối năm 2025. Tuyến metro này không chỉ kết nối trung tâm thành phố với khu Đông, mà còn góp phần thay đổi thói quen đi lại của người dân, giảm áp lực giao thông lên xa lộ Hà Nội và các trục đường chính khác.
Bên cạnh đó, dự án mở rộng và nâng cấp Xa lộ Hà Nội – tuyến huyết mạch nối TP HCM với Đồng Nai – đang được đẩy nhanh tiến độ thi công các đoạn còn lại. Khi hoàn thiện, tuyến đường này sẽ giúp tăng năng lực vận tải, giảm ùn tắc và tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ cho các khu công nghệ cao, khu đô thị mới dọc hai bên trục đường.
Đặc biệt, Vành đai 3 TP HCM – đoạn đi qua TP Thủ Đức – cũng đã khởi công từ giữa năm 2023 và đang bước vào giai đoạn thi công nền móng, giải phóng mặt bằng. Khi hoàn thành vào năm 2026, tuyến đường này sẽ giúp kết nối TP HCM với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai và Long An, tạo sức bật cho hoạt động logistics và phát triển công nghiệp – dịch vụ.
Với định hướng phát triển TP Thủ Đức thành trung tâm đổi mới sáng tạo của TP HCM và khu vực phía Nam, cùng với tiến độ triển khai đồng bộ các dự án hạ tầng, khu Đông được kỳ vọng sẽ "bứt tốc" mạnh mẽ trong giai đoạn 2025 – 2030. Sự kết hợp giữa hạ tầng hiện đại, quỹ đất dồi dào, dân số trẻ và các khu công nghệ cao sẽ giúp khu vực này trở thành cực tăng trưởng bền vững của TP HCM trong dài hạn.
Có còn là tọa độ vàng của nhà đầu tư?
Hạ tầng phát triển không chỉ thúc đẩy kết nối mà còn tạo ra giá trị gia tăng cho bất động sản khu Đông. Trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư đã đổ về đây săn đón quỹ đất, đặc biệt tại các khu vực dọc theo tuyến Metro số 1, vành đai 3 hay các trục đường đang mở rộng. Theo một số đơn vị nghiên cứu thị trường, giá đất tại khu Đông vẫn duy trì xu hướng tăng nhẹ và ổn định, cho thấy kỳ vọng lớn từ nhà đầu tư đối với tiềm năng tăng trưởng trung - dài hạn.
Theo báo cáo quý II/2025 của CBRE, giá bán thứ cấp và sơ cấp tại TP.HCM đều tăng. Cụ thể, giá bán sơ cấp tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái với giá trung bình 82 triệu đồng/m2. Dù tốc độ tăng giá này đã chậm lại so với cùng kỳ năm 2024, tỷ lệ hấp thụ của các nguồn cung mở bán mới trong nửa đầu năm 2025 đạt 74% trên tổng số căn mở bán.
Dưới đà tăng giá của thị trường, khu đông TP.HCM tiếp tục giữ vững vai trò tâm điểm an cư - đầu tư nhờ hạ tầng bứt tốc và dòng dự án sôi động. Tuyến metro số 1 đã bàn giao, cùng với các công trình huyết mạch như Vành đai 3, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và sân bay Long Thành (hoàn thành dự kiến cuối 2025) tạo nên đòn bẩy hạ tầng mạnh mẽ cho toàn khu vực.
Thực tế, sau giai đoạn 2021 – 2022 sôi động, thị trường bất động sản khu Đông nói riêng và TP HCM nói chung đã chững lại trong bối cảnh thanh khoản sụt giảm, dòng tiền siết chặt và tâm lý phòng thủ chiếm ưu thế. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, nhà đầu tư không rút lui khỏi khu Đông mà thay vào đó là chuyển hướng sang chiến lược dài hạn, ưu tiên sản phẩm có pháp lý rõ ràng, hạ tầng kết nối tốt và tiềm năng khai thác thực tế.
Tổng giám đốc một sàn phân phối lớn tại TP HCM nhận định: “Khu Đông vẫn là vùng đất được đánh giá cao về khả năng giữ giá và tăng giá trong trung – dài hạn. Hiện nay, các nhà đầu tư đang trở nên khắt khe hơn trong việc chọn lọc sản phẩm, nhưng họ vẫn xem khu Đông là nơi ‘giữ tiền’ an toàn nếu chọn đúng dự án.”
Sự trở lại của thị trường trong nửa cuối năm 2025 với kỳ vọng vào các cú hích hạ tầng như Metro số 1, Vành đai 3, đường Nguyễn Xiển mở rộng… cũng sẽ góp phần khơi thông thanh khoản và gia tăng sức hấp dẫn cho bất động sản khu Đông.