Lập kỷ lục lợi nhuận quý 1
Ngân hàng là một trong những ngành được đánh giá là sẽ chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19. Thế nhưng, trong quý 1/2020, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) lại cho kết quả ngược lại. TPB TPB vẫn lập kỷ lục về lợi nhuận của quý 1.
Theo báo cáo tài chính quý 1/2020, lợi nhuận sau thuế của TPB đạt 809 tỷ đồng, tăng 127 tỷ đồng, tương đương 18,6% so với quý 1/2019. Như vậy, đây là mức lãi cao nhất trong lịch sử TPB nếu tính theo còn 1. Còn tính theo tất cả các quý, lãi ròng kỳ này chỉ thấp hơn quý 4/2019.
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự cùng với hoạt động khác cùng nhau bù đắp cho sự thụt lùi của hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán, từ đó giúp lợi nhuận sau thuế của TPB lập kỷ lục.
Bất chấp Covid-19, TPB vẫn lập kỷ lục lợi nhuận quý 1 |
Cụ thể, trong kỳ, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự đạt 3.484 tỷ đồng, tăng 775 tỷ đồng, tương đương 28,6% so với quý 1/2019. Lợi nhuận khác tăng 284 tỷ đồng, tương đương 12,9 lần.
Hai chỉ tiêu này tăng quá mạnh nên lãi từ hoạt động dịch vụ giảm từ 217 tỷ đồng xuống 157 tỷ đồng, lãi từ kinh doanh ngoại hối lỗ 83 tỷ đồng và lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm từ 397 tỷ đồng xuống 323 tỷ đồng không khiến lợi nhuận sau thuế đi lùi.
Thu nhập tăng mạnh
Do lập kỷ lục về lợi nhuận quý 1 nên TPB có nguồn để tăng lương cho người lao động. Trong kỳ, ngân hàng này đã dành 633 tỷ đồng cho lương và phụ cấp, tăng mạnh so với con số 499 tỷ đồng của quý 1/2019.
Tại thời điểm 31/3/2020, TPB có 6.700 nhân sự, tăng 1.702 người so với thời điểm 31/3/2019. Như vậy có nghĩa sau 1 năm, TPB tuyển dụng tối thiểu 1.702 người. Bình quân, mỗi người lao động TPB được trả 94,5 triệu đồng/người/quý, tương đương 31,5 triệu đồng/người/tháng.
Trong năm 2019, TPB đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách các ngân hàng nội trả lương cao nhất Việt Nam với 28,02 triệu đồng/người/tháng. Như vậy, sau 1 quý, thu nhập người lao động TPB đã tăng 3,48 triệu đồng/người/tháng. TPB hoàn toàn có cơ hội lọt vào Top 3 các ngân hàng trả lương cao nhất Việt Nam.
Tín dụng tăng cùng tổng tài sản
Quý 1/2020 được coi là khoảng thời gian ưu tiên hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 chứ không phải tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, TPB vẫn ghi nhận chỉ tiêu cho vay khách hàng tăng trưởng dương.
Tại thời điểm cuối quý 1/2020, chi tiêu cho vay khách hàng tại TPB đạt 100.509 tỷ đồng, tăng 4.865 tỷ đồng, tương đương 5,1% so với cuối năm 2019. Trong đó nợ dài hạn lớn nhất, đạt 47.067 tỷ đồng, chiếm 49% tổng dư nợ tín dụng.
Khách hàng vay vốn tại TPB tăng khi ngân hàng nhanh chóng đưa ra các giải pháp hỗ trợ, cử nhân viên trực tiếp tới doanh nghiệp khảo sát khó khăn, cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp hay đưa ra các gói ưu đãi lãi suất cho vay là những hoạt động được nhiều ngân hàng triển khai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong quý 1/2020.
Tăng trưởng tín dụng đứng ở mức khá góp phần không nhỏ giúp tổng tài sản tăng 12.193 tỷ đồng, tương đương 7,4%.
Trong quý 2, tăng trưởng tín dụng tại TPBank hứa hẹn sẽ có thêm nhiều cải thiện khi ngân hàng công bố tiếp tục hỗ trợ giảm lãi vay cho khách hàng hiện hữu. Ưu đãi lãi suất lên tới 2.5% cho khách hàng vay mới, giảm lãi suất từ 0.5 - 1% cho khách hàng hiện hữu là những biện pháp được TPBank triển khai để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19.
Hà Phương