Bản tin Tâm điểm tiêu dùng: Cần tỉnh táo khi “bỗng nhiên” mắc nợ ngân hàng

(NTD) - Cần làm gì để chấm dứt tình trạng kẻ gian mạo danh nhân viên ngân hàng, công an hình sự,... để lợi dụng lòng tin và "móc túi" người tiêu dùng?

Theo thống kê, trong năm 2017, tổng đài 1800.6838 của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã tiếp nhận hơn 200 phản ánh về các hiện tượng cung cấp thông tin (qua nhiều phương thức, bao gồm cả điện thoại) có dấu hiệu quấy rối, lừa đảo. Trong 6 tháng đầu năm 2018, hệ thống tổng đài đã ghi nhận hơn 60 phản ánh tương tự. Các vụ việc cung cấp thông tin quấy rối hoặc lừa đảo qua điện thoại được coi là hình thức mới, tiếp nối hình thức quấy rối, lừa đảo qua tin nhắn phổ biến trong thời gian trước đây.

Trong Bản tin Tâm điểm tiêu dùng ngày 24/09/2018, Báo Người tiêu dùng đã thông tin về những "chiêu trò" lừa đảo tinh vi qua điện thoại. Cụ thể, đối tượng lừa đảo lấy danh nghĩa công an hình sự TP.Hà Nội, công an PC45 TP.Hồ Chí Minh,... thông báo tới người tiêu dùng việc đang nợ ngân hàng một khoản tiền không hề nhỏ dù người tiêu dùng không thực hiện giao dịch này.

Các đối tượng lừa đảo hiện nay thường có kỹ năng thu thập thông tin rất tốt. Vì vậy, trong rất nhiều trường hợp, các thông tin mà đối tượng sử dụng trong quá trình trao đổi với người tiêu dùng là thông tin chính xác, ví dụ: về lịch sử mua bán tại trang web, giao dịch tại ngân hàng hoặc các thông tin khác về lịch sinh hoạt, làm việc của người tiêu dùng,... Do vậy, người tiêu dùng rất dễ tin, bị cuốn vào vòng lừa đảo và thực hiện ngay theo các hướng dẫn của các đối tượng mà không thực hiện các biện pháp kiểm tra lại thông tin.

Để chấm dứt tình trạng kẻ gian lợi dụng lòng tin và "móc túi", người tiêu dùng cần phải làm gì? Mời quý vị theo dõi Bản tin Tâm điểm tiêu dùng tuần này.

Mọi ý kiến đóng góp mời quý vị gọi về số đường dây nóng của Báo Người tiêu dùng 093.55555.38 hoặc gửi đơn khiếu nại về hòm thư khieunainguoitieudung@gmail.com.

Bảo Linh - Thanh Xuân - Vân Anh