“Bác sĩ gia đình” phát triển trên thế giới nhưng còn lạ ở Việt Nam

(NTD) - Mới đây, tại TP. HCM đã diễn ra buổi tọa đàm tư vấn sức khỏe với chủ đề “Bí quyết sống khỏe” dành cho hơn 5000 tham dự. Tại đây, các bác sĩ đầu ngành đã có những chia sẻ hết hữu bổ ích về các vấn đề chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, các bác sĩ đều có lời khuyên là mỗi người hãy chọn cho mình một nơi tin cậy để chăm sóc sức khỏe ngay từ ban đầu tránh để bệnh nặng khó có khả năng cứu chữa.

Trên thế giới, mô hình bác sĩ gia đình cực kỳ phát triển bởi những ý nghĩa thiết thực từ mô hình này đem lại. Khác với khi đi khám ở các bệnh viện, các trạm y tế,người dân phải khổ sở xếp hàng chờ đợi đến lượt mình vì cứ trung bình 1 bác sĩ thì có 7 bệnh nhân. Chưa kể bệnh viện không có thông tin lưu trữ bệnh nhân đối với những bệnh án nhẹ, có chăng chỉ là những cuốn sổ khám bệnh mà bệnh nhân tự mang về giữ. Chính vì vậy người dân không được chăm sóc và theo dõi tận tình về bệnh tật của mình.

Trong khi đó, mô hình “bác sĩ gia đình” sẽ giải quyết được những khó khăn trên cho bệnh nhân. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp, mô hình bác sĩ gia đình, các bệnh nhân sẽ được bác sĩ theo dõi cả một quá trình về bệnh án. Các bác sĩ sẽ nghiên cứu, phân tích bệnh án của mỗi thành viên trong gia đình dựa trên lối sống, tính chất nghề nghiệp…để đưa ra những phương pháp trị bệnh tốt nhất cho bệnh nhân. Không những chỉ một mình bệnh nhân mà còn theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình của họ. Bênh cạnh đó, mô hình này còn góp phần giảm tải số lượng bệnh nhân tại các bệnh viện.

các bác sĩ đều có lời khuyên là mỗi người hãy chọn cho mình một nơi tin cậy để chăm sóc sức khỏe ngay từ ban đầu tránh để bệnh nặng khó có khả năng cứu chữa.

Bác sĩ gia đình là những người thân thiện, ân cần, luôn lắng nghe, thấu hiểu, tạo mối quan hệ gần gũi, tin cậy giữa bác sĩ với bệnh nhân. Từ đó bác sĩ gia đình giống như “bác sĩ riêng”, có thể hiểu rõ bệnh tật, sức khỏe, tâm lý, thói quen, lối sống, yếu tố nguy cơ của từng người bệnh.

“Nhờ vậy mà bác sĩ gia đình có thể đưa ra kế hoạch phòng ngừa, theo dõi và phát hiện bệnh sớm. Đồng thời mỗi cá nhân sẽ được tư vấn thêm về phương thức phòng ngừa bệnh tật ngay từ thói quen ăn uống, tập thể dục hàng ngày, quản lý stress…” - PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp chia sẻ.

Thời gian gần đây tại Việt Nam thì đã có một số phòng khám theo mô hình “bác sĩ gia đình” ra đời, đặc biệt chú ý là mô hình“ bác sĩ gia đình” của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Đây là một trong những trường đại học đi đầu trong việc phát triển mô hình bác sĩ gia đình với sự hỗ trợ tư vấn của các chuyên gia, giáo sư hàng đầu đến từ nước ngoài cùng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, mỗi cá nhân sẽ được lập một bệnh án điện tử, lưu trữ tất cả các thông tin liên quan đến bệnh tật từ lúc bắt đầu được theo dõi.

Bảo Châm

Nên đọc