Theo đó, ACB phát hành 498.821.183 cổ phiếu cho cổ đông theo tỷ lệ 30%, tức mỗi cổ đông giữ 10 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 3 cổ phiếu mới.
Sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng lên 21.615 tỷ đồng. Với vốn điều lệ này, ACB trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ 4 trong nhóm các ngân hàng tư nhân, xếp sau Techcombank, VPBank và MB.
Đóng cửa ngày 11/8, cổ phiếu ACB đạt 25.400 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hóa thị trường đạt 42.234 tỷ đồng. |
Trong 6 tháng đầu năm nay, ACB ghi nhận lợi lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.819 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.058 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ và hoàn thành 50% kế hoạch năm 2020.
Đến ngày 30/6, tổng tài sản của ACB đạt 396.760 tỷ đồng, tăng 3,5% so với đầu năm. Tiền gửi của khách hàng đạt 330.551 tỷ đồng, tăng 7,3%. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 283.755 tỷ đồng, tăng 5,6%.
Nợ xấu của ACB là 1.918 tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu đạt 0,68%, tăng so với mức 0,54% của đầu năm.
Năm 2020, ACB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 7.636 tỷ đồng, tài sản tăng 12%, tiền gửi khách hàng tăng 12%, tín dụng tăng 11,75%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, trả cổ tức bằng cổ phiếu 18%.
Ngoài ra, ACB còn đặt mục tiêu chuyển sàn niêm yết cổ phiếu ACB từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Đóng cửa ngày 11/8, cổ phiếu ACB đạt 25.400 đồng/cổ phiếu, tăng 6,7% so với phiên trước đó. Ở mức giá này, vốn hóa thị trường của ACB đạt 42.234 tỷ đồng.
Nguyễn Như