Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 01/08/2015, 14:00 PM

12 lần vỡ ống nước sông Đà: Trách nhiệm của cơ quan quản lý đến đâu?

(NTD) - Ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng Giám đốc CTCP Nước sạch Vinaconex đã xác nhận, phía công ty cũng chỉ đang “chạy theo”, vỡ ở đâu thì khắc phục ở đó. “Đường ống nước sông Đà dài 46 km, chúng tôi không thể đào tất cả lên để kiểm tra.

Chúng tôi cũng đang bị động, không biết phải làm sao” - ông Tốn nói. Đường ống nước sông Đà hiện đang cung cấp 250.000m3/ngày cho khoảng 70.000 hộ dân Hà Nội. Trước đó, ngày 21/7 cũng đã xảy ra sự cố và CTCP Nước sạch Vinaconex cũng đã vá trám, nhưng chưa đầy một tuần sau lại xảy ra sự cố lần thứ 12. Công trình dự án nước sạch sông Đà đầu tư với số vốn 1.500 tỷ đồng được đưa vào sử dụng từ năm 2009 đến nay nhưng đã gặp rất nhiều sự cố. Nguyên nhân theo chủ đầu tư là do nền đất yếu, nhưng trong thực tế, việc đo vẽ địa tầng và địa chất kiểm tra nền đất là một điều bắt buộc khi thi công dự án.

Ông Nguyễn Sỹ Trung, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải, người đã tham gia ý kiến dự án cấp nước sông Đà cho biết, ông đã từng cảnh báo về ảnh hưởng nền đất yếu, nếu chủ đầu tư sử dụng loại ống cốt sợi thủy tinh, nhưng chủ đầu tư đã không xem xét, tính toán đến vấn đề này.

vỡ ống nước 2
Ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng Giám đốc CTCP Nước sạch Vinaconex cho rằng, dù có được bảo trì, sửa chữa thì vẫn khó có thể tránh khỏi sự cố vỡ đường ống nước. 

Trách nhiệm của chủ đầu tư

Ông Chu Sơn Hà, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội nhìn nhận, UBND TP.Hà Nội phải chỉ đạo và nhìn nhận ra vấn đề chứ không khoán trắng cho doanh nghiệp. Ông Sơn Hà cũng chỉ ra vì nước sạch là vấn đề an sinh. Cùng với đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng của Hà Nội trong việc giám sát, đảm bảo khối lượng chất lượng nước phục vụ an sinh. Nhưng việc mua nước cũng là một giao dịch dân sự. Cho nên theo ông Sơn Hà, trách nhiệm của doanh nghiệp cấp nước và các cơ quan chức năng của Hà Nội cần có những giải pháp phù hợp để hài hòa lợi ích của hai bên.

Ông Nguyễn Văn Tốn, cũng thừa nhận là công ty đang chạy theo “sự cố” mà chưa có hướng xử lý triệt để, nghĩa là vỡ ở đâu thì cho máy ủi và đưa công nhân đến múc đất, vá trám đường ống ở đó”, điều này cho thấy sự không hoàn thiện trong công trình ngàn tỷ này.

Để có giải pháp và hướng khắc phục, ông Vũ Quý Hà, Tổng Giám đốc Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) cho biết, dự án giai đoạn 2 đường ống dẫn nước sạch sông Đà về Hà Nội có tổng mức đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã được phê duyệt báo cáo xây dựng khả thi. Tuyến ống giai đoạn 2, Vinaconex sẽ sử dụng vật liệu kim loại có độ bền chắc cao hơn và đảm bảo chất lượng về nước sạch.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã thừa nhận, công trình ngàn tỷ thường xuyên gặp sự cố có phần trách nhiệm của thành phố, ông nói: "Thành phố chưa phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để kiểm tra, giám sát về thiết kế, thi công dự án, nhất là tuyến đường ống".

Dư luận trong nước và 70.000 hộ dân của thủ đô đang sống với nỗi bất an. Liệu sự cố rò rỉ và vỡ đường ống dẫn nước có lại xảy ra một lần nữa hay không? Và trách nhiệm của nhà cung cấp nước sạch ở đâu khi gói dự án 1.500 tỷ đồng đang có nguy cơ “vỡ bục”. Quyền lợi của người tiêu dùng có bị phó thác cho một công ty, mà trong thiết kế thi công chỉ muốn nhanh và rẻ, nên đã cho lắp đặt hệ thống đường ống dẫn không đủ chịu lực của hệ thống áp suất van xả? Người tiêu dùng là người chịu thiệt nhất còn chủ đầu tư thì “vô can” (?)

 Mạnh Hùng

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.