Xuất khẩu dệt may sụt giảm mạnh, khó đạt mục tiêu đề ra
(CL&CS) - Năm 2020, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 42 tỷ USD. Tuy nhiên trước tác động của dịch Covid-19 và hiện còn diễn biến khó lường tại các thị trường Mỹ, châu Âu... đã khiến ngành dệt may Việt Nam chịu ảnh hưởng không hề nhỏ.
Dịch Covid-19 tác động khiến ngành dệt may sụt giảm mạnh. Ảnh: Nguyễn Ngọc |
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may đạt 10,56 tỷ USD, giảm 13,6% (tương đương 1,66 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Còn theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), giá trị xuất khẩu dệt may 5 tháng qua thậm chí còn sụt giảm lên tới 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho rằng, con số cao nhất có thể đạt được khoảng 34 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra từ đầu năm là khoảng 42 tỷ USD. Theo ông Giang, mức sụt giảm xuất khẩu của quý 1, quý 2 chưa nhiều mà quý 3 mới nặng nề. Bởi những đơn hàng quay trở lại có khó khăn là phải thăm dò sức mua của nước nhập khẩu, cộng với áp lực nguồn cung thiếu hụt khiến mục tiêu đề ra đầu năm khó thực hiện được.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex cho biết, hiện nay đã có tình trạng hàng hóa nguyên liệu về, sản xuất ra quần áo nhưng không xuất được, chất đầy kho. Khi dịch Covid-19 dần được khống chế tốt hơn tại các quốc gia, nhu cầu khẩu trang giảm xuống, trong khi nhu cầu về quần áo thông thường lại chưa thực sự đi lên.
Dự kiến 6 tháng cuối năm sẽ khá khó khăn, phát sinh nhiều vấn đề, đặc biệt là về quan hệ lao động. Dù vậy, người đứng đầu Vinatex cho rằng, tất cả dự báo ở thời điểm này đều khó có độ chính xác cao. Trong tháng 6 thị trường có vẻ bão hòa về khẩu trang, đồ bảo hộ nhưng trong tình hình Trung Quốc tiếp tục bùng phát dịch Covid-19 trở lại, tình hình diễn biến dịch bệnh tại Mỹ gia tăng... thì câu chuyện lại xoay theo hướng khác.
Trong bối cảnh hiện tại, ông Giang khuyến cáo các doanh nghiệp dệt may thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh, ví dụ khi gặp khó đơn hàng với mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... thì chuyển sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống... Ngoài ra, người đứng đầu Vitas cũng mong muốn Chính phủ thúc đẩy các chính sách, cơ chế tạo điều kiện cho ngành công nghiệp dệt may phát triển ổn định; đặc biệt xây dựng chuỗi kết nối giải quyết căn cơ vấn đề nguyên phụ liệu...
Nguyễn Ngọc
Bình luận
Nổi bật
Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động
sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09
Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.
Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải
sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57
Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.
Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời
sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00
(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.