Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 26/06/2020, 13:13 PM

Còn nhiều khó khăn trong giao thương với khu vực ASEAN

(CL&CS) - Dù là thị trường truyền thống và có sự tương đồng về nhiều mặt với Việt Nam nhưng không vì thế mà việc xuất khẩu hàng hóa vào ASEAN là hoàn toàn dễ dàng.

IMG-4537
Nông sản mà đặc biệt là sản phẩm chế biến sâu được thị trường ASEAN đặc biệt ưa chuộng. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Các nước ASEAN là một trong những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Năm 2019, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN đạt 57,3 tỷ USD, chiếm 12% trong tổng số kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới. ASEAN là thị trường không khó tính như các nước phát triển khác tại Đông Bắc Á, EU, Hoa Kỳ. Các nước ASEAN có thể nhập khẩu đa dạng các nhóm mặt hàng, phù hợp với sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn được đánh giá sẽ là cửa ngõ để EU đến với ASEAN khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) dự kiến sẽ có hiệu lực sớm trong tháng 7 hoặc tháng 8 năm 2020. Đây cũng là cơ hội lớn của Việt Nam phát triển quan hệ thương mại với các nước ASEAN.

Tuy nhiên với tác động từ dịch bệnh và nhiều yếu tố cạnh tranh khác đã khiến việc xuất khẩu hàng hóa vào ASEAN vốn không hề dễ dàng nếu doanh nghiệp không cố gắng.

Theo số liệu từ Tổng Cục thống kê, 5 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường chủ lực như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... vẫn tăng trưởng mặc dù chịu sự tác động của đại dịch Covid-19. Các thị trường khác lại giảm mạnh như: EU, giảm 12%; thị trường ASEAN giảm 13,4%; Hàn Quốc giảm 0,5%.

Các doanh nghiệp xuất khẩu trong nội khối là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sức khỏe chưa hồi phục. Công nghệ sản xuất sản phẩm còn lạc hậu, chủ yếu phù hợp với Lào, Kampuchia, Myanmar. Các doanh nghiệp Việt chưa chú trọng xuất khẩu nội khối Asean dù có nhiều ưu đãi. Phần lớn kim ngạch xuất khẩu nội khối là từ các doanh nghiêp FDA (điện thoại các loại, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện...) phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc và hàng công nghệ cao của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ...

69860342_2430551310597347_5205195591872675840_n
Sản phẩm chế biến sâu có nhãn mác, thương hiệu bắt mắt và uy tín là những yêu cầu hiện nay của người tiêu dùng. Ảnh: Nguyễn Ngọc 

Theo kết quả khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:  57,7% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng cho biết, thị trường tiêu thụ bị giảm mạnh; 47,2% DN có hoạt động XK khẳng định hàng hóa sản xuất ra không XK được. Tuy vậy vẫn có những doanh nghiệp ổn định sản xuất và tăng sản lượng sản xuất. Tái cấu trúc lại doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình mới. Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng công nghệ tiên tiến. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nguyễn Ngọc 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.