Thứ hai, 20/01/2020, 09:39 AM

'Vua Thạch ảnh' ở phố biển

(NTD) - Suốt một thời gian dài dày công nghiên cứu và sáng tạo, người nghệ sĩ thạch ảnh này đã gặt hái được những thành công trong trong nghề khiến nhiều người trầm trồ.

 

IMG_0731
Ông Lê Đức Vỹ bên bằng xác nhận kỷ lục của mình

Mang trong mình một tâm hồn nghệ sĩ cùng với đó là những ý tưởng không giống ai, ông được mọi người biết đến như một dị nhân ở đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Suốt một thời gian dài dày công nghiên cứu và sáng tạo. Người nghệ sĩ đầy cá tính này đã gặt hái được những thành công trong trong nghề. Với những gì đã làm được, ông được tôn vinh với cái tên “vua thạch ảnh”. Ông chính là Lê Đức Vĩ (trú tại phường Thọ Quang, Quận Sơn trà, Đà Nẵng).

IMG_0728
Một tác phẩm thạch ảnh đậm chất quê hương

Lê Đức Vĩ sinh năm 1950 tại Đà Nẵng, cuộc đời ông cũng trải qua nhiều thăng trầm. Những năm trước, ông từng là có thời gian gắn bó với nghề “gõ đầu trẻ”. Nhưng cuộc sống ngày ấy khó khăn, đồng lương nhà giáo không thể nuôi sống được gia đình nên ông đành phải bỏ việc để kiếm kế mưu sinh. Thời gian sau đó đối với ông cũng không hề dễ dàng. Để có được miếng cơm manh áo, ông cũng đã thử sức với nhiều nghề khác nhau. 

Ông kể: “Hồi đó tôi thường tìm đến xin việc ở các công ty trang trí nội thất hay thiết kế mỹ thuật trên địa bàn. ở những nơi này, tôi thỏa sức sáng tạo những gì mình thích mà còn kiếm thêm được chút tiền cho gia đình”.

IMG_0727
Một góc nhỏ trưng bày những tác phẩm thạch ảnh tại nhà ông Vĩ

Với những suy nghĩ đầy sáng tạo, những tác phẩm luôn mang một nét độc đáo riêng biệt. Được người tiêu dùng ưa thích. Đến năm 1993, trong một lần tình cờ nhìn thấy những viên đá được viết tên lên đó, ông nghĩ tại sao mình không thể làm những điều lạ và độc đáo hơn như không chỉ ghi được chữ mà còn có thể khắc hình lên trên những viên đá vô tri vô giác này. Niềm đam mê luôn thôi thúc ông rằng mình sẽ làm một điều gì đó khác thường để sau này khi nhắc đến ông là người ta sẽ nghĩ đến một thứ đặc trưng, không lẫn với ai. Một năm sau, ông bắt đầu hành trình thực hiện lý tưởng của mình: Khắc hình nghệ thuật lên đá.

Để có được những kỹ thuật xử lý ảnh cơ bản nhất, ông Vĩ đã phải trải qua quá trình học hỏi ở nhiều nơi khác nhau. Trong thời gian đó, ông luôn suy nghĩ ngày nào đó mình sẽ có thể tạo ra một loại ảnh của riêng bản thân mình. “Những gì họ đã làm rồi thì tôi không muốn làm nữa. Tôi chỉ thích và đam mê làm những điều mà chưa từng có ai làm!”, ông Vĩ cho hay.

IMG_0723
Xác nhận của Trung tâm Kỷ lục Việt Nam

Cách đây 40 năm, ông có một người bạn làm quản lý phòng ảnh cho một đơn vị nước ngoài. Trong khoảng thời gian này ông thường lui tới đây để “phá phách” (nói theo cách của ông Vĩ). “Mỗi ngày ước tính tôi phá mất khoảng gần 300 USD. Cách làm việc của người nước ngoài rất hay, nếu vào đó mà những sản phẩm mình tự mày mò làm ra dù có lớn, có giá trị đến đâu cũng có thể mang về một cách thoải mái. Ngược lại, nếu những sản phẩm vẫn còn y nguyên, chưa có bàn tay mình động tới thì những thứ nhỏ nhất cũng không được phép mang về!”. Ông Vĩ chia sẻ. Thời gian trong phòng ảnh đã cho ông được nhiều kinh nghiêm về kỹ thuật xử lý ảnh. Một thời gian sau, với vốn nghệ thuật trong tay cộng với những kinh nghiệm đã học được, ông quyết tâm trở về thực hiện niềm đam mê với ảnh và đá mà ông đã ấp ủ trước đó.

Điều đầu tiên ông nghĩ tới là làm sao có thể phóng được ảnh trên đá. Hồi ấy, ở Việt Nam cũng như trên thế giới hầu như chưa có ai làm ảnh bằng phương pháp này nên ý tưởng của ông lúc nầy được nhiều người cho là điên rồ. Bỏ ngoài tai những ý kiến của họ, ông đã đi khắp các hiệu sách lùng tìm những tài liệu có thể giúp ông hoàn thành ý tưởng, về nhà ông giam mình trong phòng để tự mày mò. Ông cũng tự bỏ tiền ra mua máy móc và và những tấm đá về xẻ, đánh bóng bề mặt. Loại đá hồi đó ông dùng là đá muối tuyết. Hơn một năm sau, trải qua nhiều lần thất bại, tác phẩm đen trắng đầu tiên cũng được hoàn thành trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.

17191319_1283348215066233_1432964651057759_n
Nghệ sỹ thạch ảnh Lê Đức Vĩ

Với những sản phẩm lạ và độc. Thị trường ngay lập tức đón nhận, công việc của ông ngày một tấn tới, thu nhập của gia đình ông từ công việc phóng ảnh trên đã cũng gọi là đủ dùng. Nhưng trớ trêu thay, không bao lâu sau, thị hiếu khác hàng thay đổi. Những sản phẩm của ông bấy giờ không còn là thứ đồ ưa thích của người tiêu dùng nữa. 

Để có được tiền, ông đành nhắm mắt cầm cố chiếc xe máy mà mình đang đi. Hai miếng đất mua được sau bao nhiêu năm hai vợ chồng tích cóp cũng được ông bán lấy tiền mua thiết bị và những dụng cụ cần thiết để chuẩn bị một hành trình sáng tạo mới. Do công việc lần này khó khăn hơn nhiều so với lần trước, đòi hỏi một sự tỉ mẫn, lòng kiên trì và kĩ thuật cao gấp nhiều lần nên phải đến gần 7 năm sau (2005) ông mới có được một tác phẩm ưng ý đầu tiên. 

Từ thành công đã đạt được, ông bắt đầu tạo ra nhiều sản phẩm hơn, khi tung ra thị trường tiêu thụ, những sản phẩm của ông luôn trong tình trạng cháy hàng không thể làm kịp được nhu cầu của khách. Ông Vĩ cho biết: “Để làm ra một sản phẩm, tôi phải mất từ 3 đến 6 tiếng đồng hồ. Là người làm nghệ thuật, tôi không cho phép mình chạy theo lợi nhuận mà làm qua loa được. Mỗi sản phẩm tôi làm ra đều mang một ý nghĩ nhất định”.

Đưa một viên đá nhỏ chỉ dài chừng 5 cm, rộng 3 cm, ông tự hào giới thiệu: “Đây là tron vẹn tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trải mà tôi đưa vào trên một diện tích nhỏ như thế này. Không chỉ có nguyên văn tác phẩm mà trên đó còn có cả hình ảnh của tác giả và bản đồ đất nước Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nữa”.

Với những sản phẩm độc đáo của mình, năm 2007, ông được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chứng nhận là “Người làm thạch ảnh đầu tiên ở Việt Nam” với hàng trăm tác phẩm và hàng ngàn vật phẩm có mặt trên nhiều quốc gia trên thế giới.

Mới đây, ông cũng đã thành công trong việc in ảnh trên vỏ ốc và vân lá cây với nhiều tác phẩm tinh xảo, mang tính thẩm mỹ và kĩ thuật cao.

Minh Ngọc - Thế Sơn

Bình luận

Nổi bật

Saigon Co.op trao tặng nước sinh hoạt cho bà con vùng hạn mặn Gò Công

Saigon Co.op trao tặng nước sinh hoạt cho bà con vùng hạn mặn Gò Công

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:37

(CL&CS) - Ngày 18/5/2024, Saigon Co.op phối hợp cùng Co.opmart Mỹ Tho, Co.opmart Gò Công cùng hai nhà tài trợ là nhãn hàng nước giặt Ariel, CTCP Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY) đã trao tặng nước uống, nước sinh hoạt và bồn nước cho bà con vùng hạn mặn xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

iSTAMEQ map - thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

iSTAMEQ map - thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:36

(CL&CS) - Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng (iSTAMEQ map) được xây dựng dựa trên kỹ thuật về Quản trị tinh gọn Lean để tối ưu hóa, giúp chủ động quá trình chuyển đổi số và thực hiện công việc.

Khoa học - công nghệ: Động lực thúc đẩy tăng trưởng

Khoa học - công nghệ: Động lực thúc đẩy tăng trưởng

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:36

(CL&CS) - Cách đây 65 năm, ngày 4/3/1959, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 016/SL về việc thành lập Ủy ban Khoa học nhà nước, tiền thân của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đánh dấu sự ra đời, phát triển và đóng góp quan trọng của ngành KH&CN vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 18/6/2013, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Luật KH&CN được thông qua, lấy ngày 18-5 hằng năm là Ngày KH&CN Việt Nam.