Vì sao không công bố xếp hạng ngân hàng?

(NTD) - Việc xếp hạng ngân hàng, khi có kết quả NHNN sẽ thông báo kết quả xếp hạng cho tổ chức tín dụng kèm theo các hành động, biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo đảm đơn vị đó kịp thời khắc phục các tồn tại, giảm thiểu nguy cơ đổ vỡ, lan truyền trong hệ thống, trong đó mục tiêu hướng tới cuối cùng là bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

21886885_1909472949067281_1592048285_o
Theo NHNN, việc xếp hạng ngân hàng sẽ giảm thiểu được nguy cơ đổ vỡ của ngân hàng. (Ảnh: Mai Trinh).

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định về xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN (12/3/2008) ban hành quy định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần. Theo đó, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được NHNN Việt Nam xếp hạng hàng năm.

Trước ngày 30/6 hàng năm, Thống đốc NHNN phê chuẩn kết quả xếp hạng của năm liền kề trước đó đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo kế hoạch, NHNN dự định sẽ xếp hạng, đánh giá các tổ chức tín dụng theo A, B, C, D, E tương ứng với thứ hạng Tốt, Khá, Trung bình, Yếu và Yếu kém. Tuy nhiên, thứ hạng của từng nhà băng chỉ được thông báo cho đơn vị đó biết, không công khai cho bên thứ ba.

Dự thảo này đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận bởi cơ quan quản lý cho biết sẽ xếp hạng các tổ chức tín dụng làm 5 nhóm nhưng…không công khai, mà chỉ thông báo cho từng ngân hàng, bởi tính chất nhạy cảm. Như vậy câu hỏi được đặt ra xếp hạng để làm gì?

Mới đây, trên website chính thức, NHNN một lần nữa khẳng định, việc xếp hạng các tổ chức tín dụng là phục vụ công tác quản lý Nhà nước, bảo đảm an toàn, an ninh tiền tệ trong hoạt động ngân hàng, tài chính.

Theo NHNN: “Khi có kết quả, NHNN sẽ thông báo kết quả xếp hạng cho tổ chức tín dụng kèm theo các hành động, biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo đảm đơn vị đó kịp thời khắc phục các yếu kém tồn tại, giảm thiểu nguy cơ đổ vỡ, lan truyền trong hệ thống, trong đó mục tiêu hướng tới cuối cùng là bảo vệ quyền lợi người gửi tiền”.

Do mục đích khác nhau, nên ngân hàng trung ương, cơ quan giám sát tài chính tại nhiều nước trên thế giới đều không công bố rộng rãi kết quả xếp hạng các ngân hàng thương mại như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong nước và quốc tế thực hiện định kỳ. Nếu có, chỉ cung cấp các thông tin về kết quả xếp hạng uy tín của các tổ chức quốc tế để cho nhà đầu tư và người gửi tiền tham khảo, trong đó nêu rõ không chịu trách nhiệm về kết quả xếp hạng của các tổ chức này.

Đồng ý với quan điểm của NHNN, chia sẻ mới đây, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việc không công bố kết quả xếp hạng các ngân hàng của ngân hàng trung ương là phù hợp với thông lệ quốc tế và hợp lý bởi độ nhạy cảm của những thông tin xếp hạng thế này.

Việc xếp hạng này rất cần để ngân hàng trung ương có thể kiểm soát, điều hành và quản lý các ngân hàng. Khi ngân hàng có dấu hiệu cảnh báo, kết quả kinh doanh không tốt… sẽ có những cảnh báo để ngân hàng đó biết mình đang yếu ở đâu, cần phải điều chỉnh như thế nào.

Chính vì những lý do trên, theo ông Hiếu, nếu như việc xếp hạng ngân hàng được thực hiện sẽ là bước ngoặt trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Bởi việc xếp hạng ngân hàng này là cách thanh tra toàn diện dựa trên cơ sở rủi ro, quản lý, thanh khoản của các ngân hàng chứ không chỉ dựa trên thanh tra tuân thủ như trước đây.

Về xếp hạng tín dụng, hiện có ba hãng định mức tín nhiệm nổi tiếng nhất (Big 3) trên thế giới gồm Standard & Poor’s, Moody’s Investor Service và Fitch Ratings.

Mới đây nhất, vào tháng 4/2017, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service đã đưa ra báo cáo khẳng định giữ nguyên mức xếp hạng của 8 ngân hàng Việt Nam là Vietcombank, Vietinbank, BIDV, An Bình Bank, ACB, MB, VIB và Techcombank. Hiện chỉ BIDV có mức xếp hạng tín dụng cơ sở (BCA) ở mức Caa1, còn mức xếp hạng BCA của 7 ngân hàng còn lại đều ở mức B2.

Cũng vào thời gian này, tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings đã xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn của 5 ngân hàng Việt Nam. Cụ thể, Fitch Ratings xếp hạng Agribank, VietinBank, Vietcombank, ở mức B+. Còn Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) hạng B. Bên cạnh đó, tổ chức này còn đánh giá triển vọng của tất cả 5 ngân hàng khá ổn định.

Mới hơn vào tháng 7/2017, CTCP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cũng công bố Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2017. Đây là hoạt động thường niên của Vietnam Report, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới tài chính - ngân hàng kể từ năm đầu tiên công bố 2012. Những cái tên được nhắc đến trong Top 10 này là Vietcombank, VietinBank, BIDV, ACB, Techcombank, Agribank, MB, Maritime Bank…

 Mai Trinh

_NTD_So 110_9
 

 

Bình luận

Nổi bật

Căn hộ cho thuê: Giờ là thời điểm “vàng” để đầu tư?

Căn hộ cho thuê: Giờ là thời điểm “vàng” để đầu tư?

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 13:49

Theo nhiều ý kiến đánh giá, căn hộ cho thuê vẫn sẽ là loại hình đầu tư hấp dẫn nhất trong giai đoạn tới bởi khả năng sinh dòng tiền tốt nhất trong các loại hình bất động sản.

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và CNCTech ký kết hợp đồng lên tới 12 nghìn tỷ đồng

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và CNCTech ký kết hợp đồng lên tới 12 nghìn tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 13:49

Mới đây, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và Tập đoàn CNCTech đã tiến hành ký kết hợp tác chiến lược.

Chung cư tăng giá - Nhà tập thể cũ đang được săn mua trở lại?

Chung cư tăng giá - Nhà tập thể cũ đang được săn mua trở lại?

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 13:49

Thời gian gần đây căn hộ tập thể cũ được đẩy giá rao bán khá cao. Tuy nhiên, dù mức giá rao bán được đẩy lên khá cao, hiện vẫn chưa có các dữ liệu về lượng giao dịch thực tế tại các khu vực này.