Tương quan bất ngờ của việc tăng lãi suất FED lên giá vàng thế giới

(NTD) - Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve - FED) đang chuẩn bị cho một đợt tăng lãi suất vào cuối năm 2016 này. Nhiều câu hỏi được đặt ra là tác động của việc tăng lãi suất này lên giá vàng sẽ ra sao.

14518823_764884193650630_762074546_n
Ảnh minh họa

Việc tăng lãi suất sẽ tác động tiêu cực đến giá vàng tuy nhiên cũng chưa rõ ràng lắm vì thật ra có rất ít mối tương quan giữa lãi suất FED và giá vàng. Đôi khi, việc tăng lãi suất đi kèm với tác động khiến giá vàng tăng.

Có rất nhiều nhà đầu tư tin rằng việc tăng lãi suất của FED sẽ tạo áp lực lên giá vàng, khiến trái phiếu chính phủ và các kênh có lãi suất khác như gửi tiền tiết kiệm sẽ hấp dẫn hơn và dòng tiền đầu tư sẽ chảy vào các kênh này, đồng thời rời bỏ vàng, vốn không đem lại lãi suất. Sự thật lịch sử.

Trái với quan điểm phổ biến nói trên, việc nhìn nhận lại quá trình dài hạn giữa yếu tổ lãi suất và giá vàng đã cho thấy mối tương quan đó là không thực sự hiện diện. Mối tương quan (thuận hoặc ngược) giữa lãi suất và vàng trong gần 50 năm qua (từ 1970 đến 2015) chỉ khoảng 28%, có nghĩa là thực sự 2 sản phẩm này không có nhiều liên quan với nhau.

Nghiên cứu đợt tăng giá mạnh của vàng vào những năm 1970 cho thấy khi giá đi lên và chạm vào mốc cao nhất của thế kỷ 20 thì lãi suất FED cũng đang khá cao và trên đà tăng mạnh. Lợi tức trái phiếu ngắn hạn (kỳ hạn 1 năm) của Mỹ tạo đáy ở mức 3,5% vào 1971. Vào 1980 thì lợi tức đã tăng gấp 4 lần, chạm mốc 16%. Cũng trong giai đoạn này, giá vàng đi từ 50 USD/oz lên mức khó tin là 850 USD/oz. Như vậy, giai đoạn này chứng kiến mối tương quan thuận cực mạnh giữa lãi suất FED và giá vàng. Nếu nghiên cứu chi tiết vào giai đoạn nói trên, có thể thấy rõ hơn tương quan thuận giữa lãi suất và giá vàng tại thời điểm đó. Giá vàng tăng rất mạnh vào giai đoạn 1973-1974 và lúc này thì lãi suất FED cũng tăng mạnh. Sau đó, vàng giảm đôi chút trong giai đoạn 1975-1976, trùng với giai đoạn giảm lãi suất FED. Giai đoạn tiếp theo vào năm 1978 lại một lần nữa chứng kiến cả vàng và lãi suất FED cùng tăng.

Giai đoạn bắt đầu từ năm 1980 cũng chứng kiến mối tương quan thuận của 2 sản phẩm này, khi giá vàng và lãi suất FED cùng đi vào chu kỳ giảm. Tuy nhiên, cũng vẫn không có nhiều bằng chứng về tương quan giữa việc lãi suất tăng và giá vàng giảm và ngược lại, bởi vì giá vàng đã tạo đỉnh khá lâu trước khi lãi suất giảm mạnh. Trong khi lãi suất về gần chạm mức 0 thì giá vàng cũng quay trở lại hướng giảm. Nếu theo lý thuyết trên thì đáng lẽ vàng phải liên tục tăng giá từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Hoặc khi lãi suất FED tăng từ 1% đến 5% trong giai đoạn 2004 - 2006 thì giá phải giảm, nhưng sự thật thì giá tăng đến 49% trong cùng kỳ. Trong giai đoạn tăng giá của vàng vào những năm 2000, lãi suất FED lại giảm, ngược với giá vàng.

Yếu tố nào thực sự khiến giá vàng biến động Như vậy, giá vàng không chịu nhiều ảnh hưởng của lãi suất. Như hầu hết các hàng hóa khác, quan hệ cung cầu chính là thứ tác động chính yếu lên vàng. Trong 2 thứ đó, tác động của cầu mạnh hơn. Mức độ cung vàng không thay đổi quá nhiều vì ít ra cũng tốn khoảng 10 năm để giúp 1 mỏ vàng hoạt động từ khi tìm ra. Lãi suất tăng cao thực ra còn có thể khiến vàng tăng giá, đơn giản vì nó khiến giá cổ phiếu giảm.

Thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng rất lớn với việc dòng vốn chảy ra ngoài khi lãi suất được nâng lên, khiến các kênh đầu tư có lợi tức cố định hấp dẫn hơn. Việc tăng lãi suất thường khiến nhà đầu tư tái cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng trữ nhiều trái phiếu và ít cổ phiếu hơn. Lợi tức trái phiếu cao cũng khiến giới đầu tư không muốn mua vào cổ phiếu vốn có thể đã vượt quá giá trị nhiều lần. Đồng thời, lãi suất cao khiến chi phí tài chính nặng hơn cho doanh nghiệp và chi phí này chuyển hóa thành tác động tiêu cực đến lợi nhuận ròng.

Sự thật này dẫn đến khả năng việc tăng lãi suất sẽ mang lại kết quả là cổ phiếu mất giá. Vì thị trường chứng khoán Mỹ đang tăng nóng nên nó rất dễ có những đợt điều chỉnh giảm. Khi điều này xảy ra, giới đầu tư có thể lại chuyển hướng sang vàng. Giá vàng đã tăng hơn 150% trong giai đoạn 1973 - 1974, thời điểm mà lãi suất tăng khiến chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 giảm hơn 40%. Như vậy, với những bằng chứng lịch sử về phản ứng của chứng khoán Mỹ và giá vàng trong giai đoạn tăng lãi suất, khả năng là thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi lãi suất FED được tăng lên, và thực tế là vàng có thể lại được hưởng lợi vì nó là 1 kênh đầu tư thay thế cho chứng khoán.

Dương Nguyễn Huy

Bình luận

Nổi bật

Năm 2024, Đá Núi Nhỏ dự kiến lợi nhuận đạt 35 tỷ đồng, thấp nhất kể từ 2008

Năm 2024, Đá Núi Nhỏ dự kiến lợi nhuận đạt 35 tỷ đồng, thấp nhất kể từ 2008

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Trong năm 2024, hoạt động kinh doanh của CTCP Đá Núi Nhỏ (Đá Núi Nhỏ) là khai thác mỏ đá Mũi Tàu với công suất 1 triệu m3/năm và lợi nhuận trước thuế dự kiến 35 tỷ đồng, giảm 22,9% so với năm 2023.

Nghịch lý trên thị trường căn hộ: “Vừa thừa lại vừa thiếu”

Nghịch lý trên thị trường căn hộ: “Vừa thừa lại vừa thiếu”

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

Nghe có vẻ vô lý nhưng đây lại là thực trạng đang diễn ra tại thị trường căn hộ ở TP Hồ Chí Minh. Trong khi nhu cầu ở của người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp ngày càng cao thì lại có đến hơn 9.000 căn hộ tái định cư bỏ hoang, gây lãng phí.

Là kênh “giữ tiền” hàng đầu nhưng vì sao bất động sản vẫn chưa được khai thách triệt để?

Là kênh “giữ tiền” hàng đầu nhưng vì sao bất động sản vẫn chưa được khai thách triệt để?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

Dù thị trường bất động sản chưa thể “sôi động” trở lại sau thời gian dài trầm lắng, tuy nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào đây vẫn là kênh đầu tư đạt lợi nhuận tốt so với những loại hình đầu tư khác. Đồng thời cũng là kênh “giữ tiền” hàng đầu. Những khó khăn, thách thức đang “kìm hãm” sự phát triển của kênh đầu tư tiềm năng này.