Thứ sáu, 03/01/2014, 10:50 AM

Triển khai đồng bộ các tiêu chuẩn thực hành thuốc tốt

Thực hành tốt các nguyên tắc, tiêu chuẩn GPs là cơ sở bảo đảm chất lượng thuốc toàn diện, triệt để ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, kinh doanh thuốc đang tiếp tục thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn này để đưa thuốc đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt thuốc hiện hành gồm có: Thực hành tốt
sản xuất thuốc (GMP), Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc (GLP), Thực hành tốt bảo
quản thuốc (GSP), Thực hành tốt phân phối thuốc (GDP) và Thực hành tốt nhà thuốc
(GPP).

Đơn vị thực hành tốt GPs tăng mạnh, đạt chuẩn WHO

Theo thống kê của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), các đơn vị triển khai các nguyên
tắc thực hành tốt (GPs) tại Việt Nam tăng mạnh qua các năm. Nếu năm 2007 cả nước
chỉ có 74 đơn vị đạt thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) thì từ năm 2009, tất cả
các doanh nghiệp đều triển khai GMP-WHO. Đến nay đã có 121 nhà máy và 4 đơn vị
sản xuất vắc xin đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế
thế giới. Đối với thuốc đông dược đã có 64 doanh nghiệp sản xuất trong đó có 17
đơn vị đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Bên cạnh đó, 130 đơn vị đã đạt tiêu chuẩn thực
hành tốt kiểm nghiệm thuốc (GLP) và 165 đơn vị đạt GSP (Thực hành tốt bảo quản
thuốc).

Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết đã triển
khai thực hiện quản lý chất lượng đồng bộ dựa trên việc triển khai các nguyên
tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt” đối với kinh doanh dược phẩm.

Việc triển khai đồng bộ các nguyên tắc “Thực hành tốt” đã đề cập toàn diện đến
mọi khía cạnh liên quan của quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng, bảo quản,
phân phối và đảm bảo chắc chắn mọi dược phẩm được sản xuất một cách ổn định, đạt
chất lượng đã đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về thuốc đến tận tay người
tiêu dùng.

Có thể nói việc triển khai các tiêu chuẩn “Thực hành tốt” là một trong những
biện pháp quan trọng để hiện đại hóa, công nghiệp hóa nền sản xuất dược phẩm của
nước ta, nâng cao chất lượng thuốc và đồng thời cũng nâng cao khả năng cạnh
tranh của dược phẩm Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, phù hợp với lộ
trình hội nhập toàn cầu.

Tỷ lệ thuốc kém chất lượng thấp

Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết theo đánh giá của
Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam là nước có tỷ lệ thuốc kém chất lượng thấp. Công
tác kiểm tra giám sát chất lượng thuốc trên thị trường Việt Nam được Bộ Y tế
phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban ngành và các cơ quan chức năng trên các phương
diện: Triển khai việc kiểm tra đánh giá điều kiện sản xuất của các cơ sở sản
xuất thuốc ở nước ngoài, Hiện đại hóa hệ thống kiểm nghiệm, Tăng cường công tác
kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, …

Hàng năm, hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc của Nhà nước đã lấy khoảng 30.000
lô thuốc để kiểm tra chất lượng. Số cơ sở kinh doanh dược được kiểm tra thanh
tra mỗi năm vào khoảng 17.000 cơ sở. Kết quả kiểm tra cho thấy, tỷ lệ thuốc
không đạt chất lượng ở mức thấp (chỉ khoảng 3% trong những năm gần đây). Thuốc
nhập ngoại và thuốc sản xuất trong nước bị phát hiện kém chất lượng và thu hồi
từ cơ quan quản lý trong những năm gần đây là tương đương nhau.

Việc kiểm tra, kiểm soát thuốc giả cũng đã được tăng cường và các hành vi vi
phạm đã được kịp thời xử lý. Theo ông Hùng, nhờ áp dụng những biện pháp có hiệu
quả, tỷ lệ thuốc giả đã giảm trong những năm gần đây, từ trên 7% năm 1990 xuống
còn 0,1% trong những năm gần đây. Cụ thể các năm 2005 và 2007 phát hiện 10 vụ,
năm 2010 và 2011 phát hiện 4 vụ, năm 2012 phát hiện 5 vụ.

Minh Tuấn

Nguồn: vietnamnet.net

Bình luận

Nổi bật

Tiêu chuẩn về dữ liệu sức khỏe - tăng cường khả năng tương tác giữa các hệ thống y tế trên toàn cầu

Tiêu chuẩn về dữ liệu sức khỏe - tăng cường khả năng tương tác giữa các hệ thống y tế trên toàn cầu

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Giống như nhiều lĩnh vực khác, ngành chăm sóc sức khỏe đang ngày càng hướng tới việc ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Tầm quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế ISO với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Tầm quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế ISO với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:08

(CL&CS) - Chứng nhận ISO đem đến sản phẩm chất lượng cho người dùng, an toàn cho người lao động và cả môi trường sống của con người. Đối với doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO, nó mang lại nhiều lợi ích và cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.

Kết cấu thanh trong khung thép không chịu lực theo TCVN 13604:2023

Kết cấu thanh trong khung thép không chịu lực theo TCVN 13604:2023

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:06

(CL&CS) - Để đảm bảo công trình được bền vững, sử dụng an toàn thì trong quá trình thi công, lắp đặt các thanh trong khung thép không chịu lực nên đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13604:2023.