Thứ bảy, 05/08/2017, 07:59 AM

Trái cây Việt chưa hấp dẫn người Việt!

(NTD) - Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2017, Việt Nam đã bỏ ra một số tiền khổng lồ để nhập khẩu trái cây từ nước ngoài, trong khi trái cây nội địa tự trồng lại dư thừa và ế ẩm. Phải chăng người Việt đã quay lưng với trái cây Việt?

cac-loai-trai-cay-nhap-khau
Các loại quả được nhập khẩu từ nước ngoài được ưa chuộng trong khi nước ta cũng có sẵn các loại quả này nhưng lại bị thờ ơ.

Thời gian vừa qua, nhiều cuộc giải cứu trái cây đã được tổ chức nhằm kêu gọi sự hỗ trợ và giúp đỡ từ người dân. Đơn cử là ngày 4/3 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã thông báo một cuộc họp khẩn với các ban ngành và quyết định thành lập ban chỉ đạo giải cứu chuối ngay sau đó.

Người Việt chưa tin tưởng chất lượng trái cây trong nước

Thời điểm ấy, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai cho biết toàn tỉnh có đến 780 ha chuối già hương, trong đó 351 ha sắp vào vụ thu hoạch (cuối tháng 3) với sản lượng khoảng 18.000 tấn chưa có đầu ra.

Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 6 tháng đầu năm 2017, thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của nước ta là Thái Lan (chiếm tới 57,5% thị phần, tương đương Việt Nam đã chi khoảng 8.562 tỷ đồng) để nhập khẩu rau quả từ nước này.

Tiểu thương tại các chợ truyền thống ở TP.HCM bộc bạch rằng, người tiêu dùng Việt đang “tránh xa” các loại trái cây Việt như mít, sầu riêng, chuối… nhưng lại sẵn sàng chi từ 500.000 đồng, thậm chí nhiều tiền hơn con số này để mua các loại trái cây nhập khẩu từ Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc… Ví dụ như mãng cầu Thái Lan có giá lên đến gần 500.000 đồng/kg, trong khi mãng cầu Việt Nam chỉ 40.000-60.000 đồng/kg. Dù chất lượng không khác nhau nhưng mãng cầu Thái Lan vẫn đắt khách, còn mãng cầu Việt Nam lại khá ế.

Chị Phạm Hồng Thanh Thư, một khách hàng có mặt tại cửa hàng thực phẩm sạch trên đường Cách Mạng Tháng 8, Q.1 đã chia sẻ với PV rằng, chị thường mua sầu riêng, mít và chôm chôm nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là trái cây nhập từ Thái Lan tại các siêu thị hoặc cửa hàng uy tín. Nếu mua các loại trái cây ngoài chợ truyền thống, chị cũng nhất định chọn các mặt hàng có dán tem nhập khẩu.

Theo lời chị Thanh Thư kể, có một lần chị mua sầu riêng không có tem kiểm định về nguồn gốc mà chỉ qua lời giới thiệu của người bán hàng là sầu riêng chín cây được lấy từ miền Tây, giống Cái Mơn nên rất thơm ngon. Tuy nhiên, khi mua về và bổ ra ăn thì cơm sầu riêng rất sượng, nhạt. Qua thăm dò ý kiến của một số bạn bè, chị Thanh Thư nghĩ rằng mình đã mua phải quả sầu riêng đã được tẩm hóa chất để có độ chín ép.

Một thực tế khác mà PV đã ghi nhận được tại các chợ đầu mối nông sản Việt Nam là mỗi ngày, trên cả nước có khoảng gần 500 tấn trái cây ngoại nhập về, các loại trái cây có xuất xứ Thái Lan chiếm đa số hơn các nước khác. Phần lớn trái cây nhập khẩu đều có mẫu mã rất đẹp mắt, giá của một số loại quả còn bằng hoặc rẻ hơn trái cây Việt. Chính vì vậy, rất nhiều loại quả mà Việt Nam cũng có như chôm chôm, xoài, nho… lại ế nhệ trong khi các loại quả này của Thái Lan vẫn là mặt hàng được ưa chuộng.

Nâng sức cạnh tranh cho trái cây Việt

Ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc Công ty TNHH Trái cây An toàn khu vực TP.HCM, cho biết trái cây Việt không được lòng dân Việt vì đại đa số người dân cho rằng chất lượng trái cây có nguồn gốc từ nước ngoài sẽ tốt hơn. Mặt khác, người tiêu dùng cũng sẵn sàng mua trái cây nhập khẩu đắt tiền có dán tem kiểm định để yên tâm hơn.

Ngoài ra, theo ông Huy, để cạnh tranh trên sân nhà, các doanh nghiệp trái cây Việt cần phải mở rộng và tăng cường các hoạt động xây dựng thương hiệu với người tiêu dùng nhằm tạo niềm tin và cái nhìn tích cực đối với chất lượng của từng loại trái mà các tỉnh, thành nước ta đang chăm, trồng. Đặc biệt, để cạnh tranh với trái cây nhập khẩu thì trước hết, trái cây Việt trên sân nhà phải bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng liên quan đến vấn đề nông sản phải có chính sách tốt về giá cả ở khâu thu mua từ nguồn sản xuất để không tạo lỗ hổng ở khâu trung gian, gây thiệt thòi cho người nông dân.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn cho thấy, so với các nước khác trong khu vực ASEAN thì Việt Nam là nước hiện có nhiều loại rau hoa quả chiếm ưu thế cạnh tranh như vú sữa, thanh long, mãng cầu, dưa hấu, vải thiều, nhãn… Hơn nữa, các chuyên gia đầu ngành nông sản đều có chung nhận định, thời gian tới, Việt Nam sẽ nắm giữ không ít tiềm năng và lợi thế trong phát triển rau quả xuất khẩu.

Bùi My

_NTD_So 105_13
 

 

Bình luận

Nổi bật

Đồng Nai: Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Đồng Nai: Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:44

(CL&CS) - Mới đây, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa triển khai kế hoạch thực hiện chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn Đồng Nai năm 2024.

Chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia NQI – phục vụ phát triển bền vững

Chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia NQI – phục vụ phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 08:59

(CL&CS)- Ngày 15/5, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức hội thảo về Phương pháp tính chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia – NQI phục vụ phát triển bền vững.

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá cả hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá cả hợp lý

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:22

(CL&CS) - Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra mục tiêu chung là phát triển ngành dược Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.