Tổng thống Trump: Thỏa thuận Paris và môi trường gây tốn kém
(NTD) - Những lo ngại về khả năng Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận Paris có thể sẽ là trọng tâm các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Bonn, Đức. Các nhà đàm phán từ gần 200 quốc gia đang nhóm họp trong gần hai tuần đàm phán để phát triển các quy tắc thực thi thỏa thuận. Tổng thống Donald Trump cũng đã từng chống sắc lệnh về môi trường của người tiền nhiệm Barack Obama, theo ông, là gây tốn kém.
Lo ngại Mỹ rút khỏi thỏa thuận Paris
Nhưng mối lo ngại ngày càng tăng về khả năng ông Trump sớm rút khỏi thỏa thuận năm 2015 đang phủ bóng các cuộc thảo luận. Một số đại biểu cho rằng động thái này sẽ là đòn giáng cho thỏa thuận mang tính bước ngoặt. Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu thường là sự kiện không gây nhiều chú ý nhưng đây là cuộc họp đầu tiên của các đại biểu từ khi ông Trump nắm quyền.
Đài BBC News đưa tin chiều 8/5 (giờ VN), nhiều người lo ngại rằng đây có thể là thời điểm Tổng thống Trump quyết định Mỹ ngưng tham gia Thỏa thuận Paris. Thoriq Ibrahim, Bộ trưởng Môi trường của Maldives, cho biết: "Đây là hội nghị nhằm mục tiêu đưa ra chi tiết cho Hiệp định Paris. Tuy nhiên, rõ ràng tâm trí của các đại biểu bây giờ là sự suy đoán động thái của Washington":
"Chúng tôi tiếp tục tin rằng thỏa thuận này không chỉ nhằm tránh những tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu, mà còn là khả năng giải quyết các vấn đề khi cộng đồng quốc tế phối hợp với nhau".
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump chỉ trích Thỏa thuận khí hậu Paris. Ông tuyên bố sẽ "hủy bỏ" thỏa thuận đã được hơn 140 nước ký thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 11/2016.
Ông Trump đã từng chỉ trích Thỏa thuận khí hậu Paris vốn đã được hơn 140 nước ký thông qua và tuyên bố sẽ hủy bỏ (Ảnh: Getty) |
Trump ký lệnh hủy bỏ chính sách biến đổi khí hậu của Obama
Vào cuối tháng 3/2017, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh lật ngược những chính sách thời Obama nhằm kìềm chế biến đổi khí hậu.Ông nói rằng điều này sẽ chấm dứt "cuộc chiến về than" và "hủy các quy định giết chết công ăn việc làm". Sắc lệnh về Độc lập Năng lượng đình chỉ hơn nửa tá chính sách mà người tiền nhiệm của ông ban hành, và thúc đẩy nhiên liệu hóa thạch.
Các nhóm doanh nghiệp khen ngợi động thái này của chính phủ Trump nhưng các nhà hoạt động môi trường lên án nó. Bên ngoài Nhà Trắng dạo đó, vài trăm người biểu tình phản đối lệnh này. Trong khi đó ở bên trong, Tổng thống được vây quanh bởi các thợ mỏ khi ông ký lệnh, và tuyên bố: "Chính quyền của tôi đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến về than. Với sắc lệnh ngày hôm nay, tôi làm nên những bước tiến lịch sử để giảm bớt những hạn chế về luật liên bang đối với sản xuất than, và hủy các quy định giết chết công ăn việc làm".
Trong chiến địch vận động bầu cử tháng 12/2015, ông Trump cũng cam kết Mỹ sẽ rút lui ra khỏi Thỏa ước Khí hậu Paris. Sắc lệnh này thay đổi những gì?
Nguồn năng lượng của Hoa Kỳ năm 2015 (Ảnh: BBC News) |
Tổng thống Trump đã có một bước đi rất khác với ông Obama về vấn đề môi trường. Cựu tổng thống lập luận rằng biến đổi khí hậu là "thật và không thể bị lờ đi". Một trong những bước tiến mà giờ đã bị hủy bỏ là chính sách Năng lượng sạch, theo đó, yêu cầu các bang phải giảm tải lượng carbon thải ra, để đạt tiêu chuẩn Hoa Kỳ đã cam kết trong thỏa ước Paris.
Chính sách này không nhận được sự ủng hộ của các bang theo Đảng Cộng hòa, nơi mà chính sách này đã gặp những thách thức pháp lý, nhất là từ các doanh nghiệp dựa hoàn toàn vào dầu, than và khí đốt. Năm ngoái, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã tạm dừng chính sách này, khi những thách thức này được tiếp nhận.
Chính phủ Trump nói việc hủy bỏ chính sách này sẽ giúp người dân có việc làm và giảm sự phụ thuộc của Hoa Kỳ lên xăng dầu nhập khẩu. Phía chính phủ cũng nói tổng thống sẽ "xúc tiến với các chính sách sản xuất năng lượng ở Hòa Kỳ".
Các nhóm hoạt động môi trường chống chính sách môi trường của Tổng thống Trump (Ảnh: AP) |
Trong chuyến thăm đầu tiên tới Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA), ông Trump ký sắc lệnh Độc lập năng lượng, làm cắt các quy định của EPA nhằm phục vụ cho mục đích của tổng thống là giảm 1/3 chính sách của cơ quan này. Ông cũng vừa bổ nhiệm Scott Pruitt, một người hoài nghi vấn đề biển đổi khí hậu, làm lãnh đạo của EPA.
Sắc lệnh này ảnh hưởng như thế nào? Theo phóng viên môi trường của BBC News Matt McGrath, sắc lệnh này vừa là một nỗ lực mang tính thực hành và vừa mang tính triết lý để thay đổi quan điểm của Mỹ về biến đổi khí hậu. Phe ủng hộ ông Trump nói rằng nó sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm trong khi mở cửa cho ngành công nghiệp dầu và khí đốt. Phe phản đối tuy đồng tình là sắc lệnh này sẽ tạo việc làm - nhưng sẽ là việc làm cho luật sư, chứ không phải thợ mỏ.
Đón đầu là chính sách Năng lượng sạch (CPP), ông Obama dự kiến cắt nhiên liệu hóa thạch khỏi nguồn sản xuất năng lượng. Mặc dù chính này gặp rắc rối về tư pháp nhưng chính phủ mới sẽ để nó thối rữa ở đó trong khi họ đề một chính sách thay thế yếu ớt hơn.
Giảm khí thải từ những nhà máy năng lượng than là một yếu tố quan trọng trong cam kết của Mỹ trong Thỏa ước Paris (Ảnh: AP) |
Cũng sẽ có những quy định mới kém nghiêm ngặt hơn về lượng methan thải ra từ ngành công nghiệp dầu nhưng thoải mái hơn để bán đất liên bang cho các mỏ than. Tổng thống Trump ra dấu hiệu một sự thay đổi mạnh mẽ về triết lý rằng CO2 là kẻ thù, thủ phạm đằng sau biển đổi khí hậu.
Các nhà hoạt động môi trường Hoa Kỳ vô cùng kinh ngạc và tức giận. Họ sẽ nối đuôi nhau thưa kiện. Nhưng phần lớn mọi chuyện đang nằm trong tay Tổng thống Trump và phe vận động hành lang cho nhiên liệu hóa thách.
Liệu Hoa Kỳ có giữ những cam kết trong thỏa ước Paris? Thỏa ước yêu cầu các chính phủ phải dịch chuyển nền kinh tế của họ rời khỏi nhiên liệu hóa thạch và giảm tải lượng carbon để kiềm hãm sự nóng lên toàn cầu. Ông Trump đã từng nói rằng biến đổi khí hậu "do người Trung Quốc gây ra và chỉ người Trung Quốc bị ảnh hưởng".
Nhưng cuối năm ngoái, ông đã thừa nhận rằng "có vài mối liên quan" giữa hành vi con người và biến đổi khí hậu. Dù Mỹ có quyết định như thế nào, EU, Ấn Độ và Trung Quốc nói sẽ vẫn cam kết với Thỏa ước Paris.
Xung quanh thỏa ước về biến đổi khí hậu Paris, trong tương lai sẽ còn tranh cãi dài dài.
Lê Miên Tường (Theo BBC News, 5/2017)
Bình luận
Nổi bật
Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động
sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09
Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.
Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải
sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57
Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.
Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời
sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00
(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.