Dữ liệu cũ
Thứ năm, 03/01/2019, 17:38 PM

Tín hiệu tích cực từ những con số của năm 2018?

(NTD) - Vào tháng cuối của năm 2018, vẫn còn không ít ý kiến nghi ngại khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhắc lại nhận định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng năm 2018 có thể hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó có chỉ tiêu cao hơn Quốc hội giao, cao hơn chỉ tiêu ghi trong Nghị quyết 01 của Chính phủ. Nhưng cuối cùng thì 12 chỉ tiêu đã “về đích” ngay trước thềm 2019...

2
 Trong những ngày cuối năm, hàng loạt cuộc “về đích” ngoạn mục như thu ngân sách cả nước ước vượt 3% dự toán, trong đó tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu, dầu thô giảm, thu nội địa tăng (gần 82% tổng thu). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng tăng 11,5%.

Căng thẳng nhất là chỉ tiêu thu ngân sách 1,35 triệu tỷ đồng trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và Việt Nam phải cắt giảm nhiều khoản thuế theo cam kết khi gia nhập các tổ chức, hiệp định thương mại hay điều khoản đã ký kết. Không chỉ ngành thuế, hải quan mà khá nhiều tỉnh thành đã phải huy động tổng lực để hoàn thành chỉ tiêu. Tại TP.HCM, nhiều đội của Hải quan TP.HCM làm cả buổi tối để bảo đảm thu đúng, thu đủ.

Chính phủ quyết liệt, địa phương nỗ lực, Bộ Tài chính tìm đủ cách và con số 1,35 triệu tỷ đồng đã vượt qua từ những ngày cuối năm 2018. Đằng sau con số này là cả một quá trình căng thẳng có, tranh cãi cũng nhiều rồi vất vả thu từng đồng cũng rất lớn. Nếu ví quốc gia như một cơ thể thì 1,35 triệu tỷ ấy đúng là “nguồn máu”, giúp cơ thể vận hành tốt và tạo đà cho 2019 cũng rất nhiều thách thức.

Phải đến gần cuối năm thì mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% mới tạm ổn. Cuối tháng 9/2018, khi còn hơn 2 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2018, chỉ tiêu kiềm chế lạm phát dưới mức 4% vẫn còn khá căng thẳng khi hàng loạt mặt hàng thiết yếu có nguy cơ tăng giá mạnh trong mùa mua sắm cuối năm. Ngay khi đó, Thủ tướng đã chỉ đạo bằng tất cả nỗ lực các bộ ngành và địa phương phải cùng chung tay thực hiện mục tiệu này.

Thời gian ngắn ngủi còn lại là những giải pháp hữu hiệu như tăng nguồn cung hàng hóa chất lượng; bảo đảm thị trường phát triển lành mạnh; xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng nhái… “Nhân hòa” nhưng cũng “thiên thời” khi giá xăng giảm 5 lần liên tiếp tính đến cuối thàng 12 đã góp phần không nhỏ để đạt được chỉ tiêu trên. Nhiều chuyên gia cho rằng tỷ lệ lạm phát thấp sẽ gây áp lực cho 2019 nhưng cơ hội nào cũng kèm theo thách thức và hy vọng những áp lực ấy sẽ sớm được giải tỏa.

Tại cuộc họp báo Chính phủ đầu tháng 12/2018, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay, kinh tế vĩ mô 11 tháng đầu năm duy trì được sự ổn định. Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 đạt mức 6,6-6,8%. Nhưng tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,98%, ước cả năm vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,7%); bình quân 3 năm 2016-2018 tăng 6,57% (chỉ tiêu kế hoạch 5 năm là 6,5-7%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân ước cả năm dưới 4%, là năm thứ 3 liên tiếp kiểm soát dưới 4%. Tín dụng 9 tháng tăng 10,41% (cùng kỳ tăng 12,21%), cả năm tăng dưới 17%.

Trong những ngày cuối năm, hàng loạt cuộc “về đích” ngoạn mục như thu ngân sách cả nước ước vượt 3% dự toán, trong đó tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu, dầu thô giảm, thu nội địa tăng (gần 82% tổng thu). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng tăng 11,5%. Khách quốc tế 11 tháng đạt hơn 14 triệu lượt, tăng 21,3%. Xuất siêu ở mức kỷ lục 6,8 tỷ USD. Thành lập mới doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh. Trong 11 tháng có trên 121.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký tăng 9,1%; tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt trên 3,4 triệu tỷ đồng. Gần 32.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động…

3
Không khó để nhận thấy dù hoàn thành đủ hay vượt các chỉ tiêu nhưng nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, một số chỉ tiêu chưa bền vững và khó khăn mới tạm thời vượt qua. Tuy nhiên thành tựu nào cũng nên ghi nhận, nỗ lực nào cũng cần vỗ tay để ít nhất có thêm động lực để bước vào 2019 đàng hoàng hơn.

Đến cuối tháng 12/2018, tất cả những chỉ số quan trọng, “thước đo” của nền kinh tế nước nhà đã hoàn thành và có chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Trong bối cảnh trong ngoài “cùng khó”, tình hình kinh tế xã hội có khá nhiều biến động thì những con số khô khan ấy đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho 2019. Theo ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì: “Các chính sách tài khóa, tiền tệ và chính sách vĩ mô khác được điều hành linh hoạt, kịp thời, giữ vững được sự ổn định của tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, tín dụng trong nước; duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu về vốn của nền kinh tế”.

Trong kỳ họp Quốc hội cuối năm, Thủ tướng đưa ra các chỉ tiêu năm 2019: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6-6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7-8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP… Trong hoàn cảnh kinh tế vẫn sẽ đối mặt với những rủi ro, mà thách thức lớn nhất đến từ bên ngoài do quy mô kinh tế hạn chế, độ mở kinh tế lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, nền kinh tế sẽ chịu nhiều tác động đan xen, tạo áp lực cho công tác điều hành, ứng phó với các biến động… thì những chỉ tiêu trên sẽ là phép thử lớn với công tác điều hành của Chính phủ. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu “đình chiến” rõ rệt cũng là một rào cản không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam.

Có lẽ với tình hình kinh tế xã hội trong lẫn ngoài nước như đầu năm 2018, không nhiều người tin rằng 12 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội sẽ đạt được, nhất là thu ngân sách và kiềm chế lạm phát. Những gì đã đạt được rồi sẽ trôi dần về quá khứ và ngay sau đó chúng ta lại tiếp tục đối mặt với 2019 đầy khó khăn và thách thức. Không khó để nhận thấy dù hoàn thành đủ hay vượt các chỉ tiêu nhưng nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, một số chỉ tiêu chưa bền vững và khó khăn mới tạm thời vượt qua. Tuy nhiên thành tựu nào cũng nên ghi nhận, nỗ lực nào cũng cần vỗ tay để ít nhất có thêm động lực bước vào 2019 đàng hoàng hơn…

12 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6-6,8%;

- Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7-8%;

- Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP;

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%;

- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60-62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 24-24,5%;

- Số giường bệnh/một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27 giường;

- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,1%;

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 89%;

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%.

Phan Nguyễn

16
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.