Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 25/02/2017, 13:56 PM

Tiêu diệt cá chép bằng virus herpes sẽ gây ra hệ lụy khó lường?

(NTD) – Các nhà khoa học đã bày tỏ những quan ngại sâu sắc về kế hoạch chi 15 triệu AUD của Chính phủ Úc để sử dụng virus herpes nhằm tiêu diệt số lượng cá chép đông đúc trên hệ thống sông ngòi của quốc gia này.

Thế giới quan ngại

Các nhà khoa học Anh cho rằng, kế hoạch đó sẽ đặt ra một nguy cơ nghiêm trọng đối với vấn đề an ninh lương thực toàn cầu, mặt khác nó cũng sẽ gây ra thảm họa về sinh thái tại Úc và chưa chắc tương lai có thể kiểm soát được số lượng cá chép tại đây.

Trên Tạp chí Nature Ecology and Evolution số ra tuần này, Tiến sĩ Jackie Lighten và Giáo sư Cock van Oosterhout đến từ Đại học East Anglia (TP.Norwich, Anh quốc) chia sẻ: “Đề xuất trên có nguy cơ cao sẽ không thể đảo ngược” và khi ấy nó có thể gây ra “hậu quả về sinh thái, môi trường và kinh tế cực kỳ nghiêm trọng”.

Trước đó, Chính phủ Úc đã đồng ý cấp ngân sách 15 triệu AUD trong năm 2016 cho kế hoạch kiểm soát số lượng cá chép tại quốc gia này. Được biết, kế hoạch này tập trung vào việc tiêu diệt các loài các chép thông thường (Cyprinus carpio) trên hệ thống sông Murray - Darling.

CSIRO (Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học thuộc Khối Thịnh vượng chung) cho biết, họ đã có bảy năm thử nghiệm để đảm bảo rằng virus herpes sẽ không gây ra ảnh hưởng cho các loài cá bản địa, chim, động vật lưỡng cư và các loài khác trong hệ thống sông.

Tuy vậy, hai ông Lighten và van Oosterhout cho rằng việc sử dụng virus herpes để kiểm soát số lượng cá chép không nên được so sánh với việc sử dụng virus myxomatosis trong việc kiểm soát số lượng thỏ, với lập luận: “So với kiểm soát sinh học động vật có xương sống trên cạn, việc kiểm soát sinh học trên diện rộng với thủy sản sống ở vùng nước phì nhiêu như cá chép sẽ có nguy cơ mang lại nhiều rủi ro mới”.

Hai ông cũng cho biết, các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy “không thể loại trừ khả năng lây nhiễm chéo” và virus sẽ có “tiềm năng rất lớn để tiến hóa” khi được phóng thích trong tự nhiên, khi đó nó sẽ tấn công sang các loài khác.

Mặt khác, một vấn đề nữa mà nhà khoa học đến từ Đại học East Anglia quan tâm là việc tiêu diệt cá chép có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp lương thực toàn cầu. Thêm nữa, việc hàng triệu con cá chép bị thối rữa có thể dẫn đến “tai nạn thảm khốc hệ sinh thái”.

Koi Herpes Virus (virus herpes cá chép) là một “kẻ giết người” đáng sợ đối với cá chép thông thường. Sau khi bùng phát, virus này đã lây lan nhanh chóng vào những năm 1990 và gây ra thiệt hại hàng triệu USD cho người nuôi cá chép và ngành kinh doanh dịch vụ câu cá.

Ông van Oosterhout nói: “Cá chép là một trong những loài cá được nuôi nhiều nhất trên thế giới và là nguồn cung cấp protein quan trọng cho bữa ăn của người dân ở những nước có thu nhập trung bình, như vậy có thể thấy là nó rất quan trọng đối với vấn đề an ninh lương thực”.

Quan điểm của nước Úc

Trước những quan ngại trên, Điều phối viên của Chương trình Kiểm soát Cá chép Quốc gia Matt Barwick cho biết: tất cả những quan ngại trên của hai ông Lighten và Oosterhout đều đã được Tổng Công ty Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản khảo sát.

Ông Barwick, người đã có hai năm để phát triển các kế hoạch kiểm soát các chép và cung cấp các chỉ số rủi ro chi tiết cho Chính phủ liên bang cho biết, không có bằng chứng nào được đưa ra từ những quốc gia có virus này hiện diện cho rằng nó đã tiến hóa để tấn công các loài khác.

“Virus này hiện nay được tìm thấy trong hầu hết các hệ thống sông hồ ở Nhật Bản và 32 quốc gia khác”, ông nói với người giám hộ của Chính phủ Úc.

“Mặc dù vậy, virus này chỉ được phát hiện gây bệnh ở cá chép hoặc cá Koi (một loài cá cảnh thuộc họ cá chép), ngoài ra chưa phát hiện loài nào khác bị nhiễm virus”, ông Barwick thông tin thêm.

Còn về vấn đề an ninh lương thực, ông cho rằng nó sẽ không gây ra tác động nhiều vì những nước nuôi cá chép nhiều thì bản thân họ cũng đã biết đến virus này đã tồn tại trên cá rồi. Tuy vậy, đồng quan điểm với các nhà khoa học Anh, ông Barwick cho rằng đối phó với việc cá chép chết hàng loạt trong quá trình tiêu diệt là cả một vấn đề quan trọng.

Được biết, cá chép được mang đến Úc vào năm 1800 và hiện nay chúng chiếm 90% số lượng cá ở các hệ thống sông của nước này. Và với số lượng lớn như vậy chúng đã tiêu diệt, chiếm hết môi trường sống của các loài cá bản địa và các loài thủy sinh khác.

Tại Úc, ngoài cá chép Koi thì cá chép thông thường không được nuôi với mục đích thương mại và cũng không thể xuất bán ra bên ngoài do các quy định chặt chẽ về an toàn sinh học của Chính phủ.

Tiến sĩ Susan Lawler, Giảng viên cấp cao ngành Sinh thái học tại Đại học Latrobe, người cũng từng có những nghiên cứu về hệ sinh thái sông Murray, cho rằng các nhà khoa học Anh, mà ở đây là Tiến sĩ Lighten và Giáo sư Oosterhout đã “không hiểu được quan điểm của nước Úc”.

“Lý do mà họ đang lo sợ là sai lầm vì họ không hiểu nỗi sợ hãi của chúng tôi rằng, tất cả các loài cá bản địa của Úc sẽ bị tiêu diệt vì cá chép. Có một thảm họa sinh thái đang xảy ra ngay bây giờ”, bà Lawler nói.

Bà cho rằng, giảm số lượng cá chép xuống mức 50% so với 90% ở thời điểm hiện tại sẽ là một giải pháp mang tính lâu dài. Trong khi đó, theo dự đoán của những người thực hiện kế hoạch trên là đàn cá sẽ phục hồi số lượng lại ở mức 30-40% so với hiện tại sau khi bị tiêu diệt bởi virus.

Hà Lý (Theo SCMP)

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.