Dữ liệu cũ
Thứ tư, 11/07/2018, 13:43 PM

Thống đốc Narongsak: “Với bài học Tham Luang, cả Thái Lan đoàn kết tiến về phía trước!"

(NTD) – Ông Narongsak: - người chỉ huy chiến dịch giải cứu Tham Luang, tin rằng Thái Lan sẽ dùng bài học về sức mạnh của yêu thương và đoàn kết trong chiến dịch vừa qua để hướng về tương lai.

Narongsak2
Thống đốc Narongsak Osottanakorn tại trung tâm báo chí dã chiến ở bản Pong Pha gần hang Tham Luang tối 10/7. (Ảnh: AFP)
Narongsak4
Người chỉ huy chiến dịch giải cứu Tham Luang trong vòng vây báo chí. Ngày cuối của chiến dịch, số nhà báo Thái Lan và quốc tế ước lượng lên đến 2.000. (Ảnh: Straits Times)

Trong cuộc họp báo tối qua tại bản Pong Pha – gần hang Tham Luang, Thống đốc Osottanakorn nói rằng chiến dịch thành công tốt đẹp là nhờ vào sức mạnh của yêu thương. Ông mong muốn đó là bài học cho tất cả.

“Tôi muốn đó là bài học cho thế giới nơi con người luôn yêu thương nhau. Tôi mong muốn tất cả người Thái yêu thương lẫn nhau như họ đã thể hiện trong hôm nay”, ông Narongsak phát biểu.

Người chỉ huy chiến dịch Tham Luang cũng cảm ơn nỗ lực làm việc không ngơi nghỉ của đội cứu hộ, cũng như sự đóng góp của các tình nguyện viên để công cuộc giải cứu đội bóng thành công tốt đẹp.

Ông cũng thúc giục người Thái ghi nhớ những giá trị tốt đẹp mà họ thể hiện qua chiến dịch. “Hãy ghi nhớ bài học từ ngọn đồi nhỏ ở Chiang Rai và dùng nó để đưa Thái Lan tiến về phía trước”, ông Narongsak phát biểu.

Narongsak1
Bác sĩ và 3 lính đặc nhiệm là những người cuối cùng rời hang Tham Luang, vào khoảng 21h tối qua. (Ảnh: Thai Navy SEAL)
Narongsak3
Tấm bảng "Chào mừng Heo rừng trở về nhà" ở trung tâm Chiang Rai ngày 10/7. (Ảnh: AFP)
Narongsak5
Người nhà các cầu thủ đang ở gần khu vực giải cứu vui mừng khi nghe tin những thành viên cuối cùng của đội bóng rời khỏi hang lúc 16h chiều qua. (Ảnh: Straits Times)

Chiến dịch không tưởng

Đội bóng 13 thành viên bị kẹt trong hang Tham Luang từ ngày 23/6 sau khi nước lũ đột ngột dâng, bít kín lối ra cửa hang. Công cuộc cứu hộ dài 17 ngày đã huy động đến 10.000 nhân viên từ lực lượng quân đội, hải quân, không quân, cảnh sát, cứu hộ, thợ lặn, kỹ sư, nhà địa chất học và các tình nguyện viên từ Thái Lan và khắp nơi trên thế giới.

Nhiều người đã không tin rằng đội bóng 13 người có thể an toàn rời khỏi hang bởi quãng đường dài 5km đầy trắc trở trong lòng hang. 12 cầu thủ và huấn luyện viên phải học cấp tốc kỹ thuật lặn trong hang động, dù rằng nhiều em không biết bơi.

Chiến dịch cũng gặp phải mất mát. Hạ sĩ Sunam Kunan, một lính đặc nhiệm SEAL nghỉ hưu, đã tình nguyện tham gia chiến dịch giải cứu. Kunan hy sinh vì thiếu oxy trong quá trình vận chuyển các bình dưỡng khí trong lòng hang. Tại cuộc họp báo, đồng nghiệp của Kunan gọi ông là “anh hùng của Tham Luang".

Chiến dịch đã hoàn thành tốt đẹp với tinh thần dũng cảm, yêu thương và đoàn kết. Ông Narongsak gọi chiến dịch lịch sử là “niềm tự hào, điệp vụ khả tín của Thái Lan”. Ông nói: “Lần đầu tiên trên thế giới, chúng tôi đã làm được những gì mà người khác cho là không thể”.

Narongsak6
Trường trung học Mae Sai Prasitsart là nơi 6/12 thành viên của đội bóng Heo rừng theo học. Các cầu thủ sẽ trở lại trường trong tuần sau. (Ảnh: Straits Times)

Tương lai của Tham Luang

Vụ mất tích trong hang của đội bóng ban đầu chỉ thu hút các phóng viên địa phương ở Chiang Rai. Nhưng sau đó, Tham Luang đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của cả Thái Lan và thế giới. Từ vài chục lên đến 300, và vào ngày cuối của chiến dịch – hôm qua 10/7, đã có khoảng 2.000 nhà báo Thái Lan và quốc tế theo dõi và đưa tin về chiến dịch giải cứu lịch sử.

Khu hang động Tham Luang sẽ đóng cửa trong một thời gian để phục hồi các tổn hại đã diễn ra trong suốt chiến dịch 17 ngày qua. Thủ tướng Prayut Cha-o-cha nói sẽ xây dựng hệ thống chiếu sáng và chỉ dẫn, cùng với quy trình bảo đảm an toàn cho du khách đến khu hang động này trong tương lai.

Văn phòng Tổng Cục Du lịch Thái Lan (TAT) tại Chiang Rai nói đã có kế hoạch để biến hang Tham Luang thành một điểm du lịch mới.

Công cuộc giải cứu Tham Luang cũng gợi nhớ đến cuộc giải cứu 33 thợ mỏ ở Chile năm 2010. Hollywood làm phim về cuộc giải cứu này với tên “The 33” vào năm 2015. “Với sự dũng cảm đời thật trong những tình huống ngặt nghèo như vậy, một bộ phim tương tự về Tham Luang có thể sẽ được thực hiện trong tương lai”, Mike Medavoy – nhà sản xuất “The 33” được đề cử giải Oscar – nhận định.

Ricky Hồ

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.