Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 13/08/2024, 15:50 PM

Thôn nghèo miền núi 'thay da đổi thịt' nhờ trồng loại gỗ quý đắt như vàng, nhà nhà xây biệt thự, đua nhau sắm ô tô

Trong làng từng có một cây gỗ được trả giá tới 12 tỷ đồng nhưng người dân nhất quyết không bán.

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 70km, thôn Làng Chanh (thuộc xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) từng là một ngôi làng thuần nông, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ cây sưa đỏ - một loài cây gỗ quý hiếm, vùng quê miền núi này đã có sự thay đổi đáng kinh ngạc.

Khắp đường làng, bờ ao, vườn tược trong thôn Làng Chanh đều được tận dụng để trồng sưa

Khắp đường làng, bờ ao, vườn tược trong thôn Làng Chanh đều được tận dụng để trồng sưa

Hơn một thập kỷ qua, thôn Làng Chanh được biết đến như "thủ phủ" của cây sưa đỏ. Nơi đây có vị trí lý tưởng dưới chân dãy núi Tam Đảo cùng với khí hậu quanh năm mát mẻ, giúp cây sưa phát triển mạnh mẽ. Không hổ danh là "thủ phủ" sưa, điều dễ nhận biết khi đến nơi này là sưa được trồng ở khắp nơi.

Người ta tận dụng từ bờ ao, bờ ruộng, vệ đường hay các mảnh đất trong vườn, xung quanh nhà… để trồng sưa. Đất trống chỗ nào, chỗ đó người ta trồng sưa. Vào sâu trong núi, sưa được trồng thành hàng, tạo nên những cánh rừng sưa thẳng tắp trải dài hàng hecta.

Theo người dân thôn Làng Chanh, trước đây, nơi đây chủ yếu là làm nông nghiệp, trong vườn nhà, vệ đồi, người dân trồng cây ăn quả như vải, nhãn, xoài… Thế nhưng, khoảng năm 2005-2006, thương lái bắt đầu đánh xe về làng lùng sục hỏi mua hết các cây gỗ sưa.

Lúc ấy, trong làng có gia đình ông Lăng Văn Bắc (sinh năm 1963) có vườn sưa hơn 10 năm tuổi. Vốn chỉ là những cây trồng trong vườn nhà lấy bóng mát, nay sưa được thu mua đắt hơn vàng khiến ông Bắc và người dân không khỏi sững sờ.

Cây “sưa tổ” của ông Bắc có tuổi đời gần 30 năm, từng được thương lái trả 12 tỷ đồng. Ảnh: Báo Dân Việt

Cây “sưa tổ” của ông Bắc có tuổi đời gần 30 năm, từng được thương lái trả 12 tỷ đồng. Ảnh: Báo Dân Việt

Từ những cây sưa của ông Bắc, những người trong dòng họ Lăng đi tiên phong trong việc ươm cây, bán giống. Họ đi lên rừng, xuống thành phố tìm, thu mua quả sưa, hạt sưa về ươm cây. Hàng làm ra đến đâu, bán hết đến đó, thậm chí không đủ hàng cho khách.

Thấy lợi nhuận cao từ việc ươm sưa, người dân Làng Chanh đua nhau mở các vườn ươm, họ phá hết vải, nhãn, xoài… trong vườn để trồng sưa. Nhà ít thì trồng vài cây trong vườn, nhà nhiều thì đầu tư mua cả vài hecta đất trồng sưa.

Empty
Ngoài trồng gỗ, người dân còn thu mua quả sưa, hạt sưa về ươm cây. Ảnh: Báo Dân Việt

Ngoài trồng gỗ, người dân còn thu mua quả sưa, hạt sưa về ươm cây. Ảnh: Báo Dân Việt

Từ một vùng thuần nông, thuộc dạng nghèo của xã vùng núi Tam Quan và ít người biết đến, thôn Làng Chanh đã khang trang hơn rất nhiều. Đường làng, ngõ xóm được trải bê tông sạch sẽ, nhiều ngôi nhà tầng mọc lên giữa những vườn sưa.

Từ khi có cây sưa, thôn Làng Chanh sôi động hẳn lên. Ảnh: Báo Tiền Phong

Từ khi có cây sưa, thôn Làng Chanh sôi động hẳn lên. Ảnh: Báo Tiền Phong

Thời điểm sưa “sốt”, rất đông người từ khắp nơi tìm về Làng Chanh để mua sưa giống. Ô tô, xe máy ra vào nhộn nhịp đường làng. Có gia đình phải làm chòi canh, thay nhau thức thâu đêm để bảo vệ vườn sưa.

Những người đàn ông trong làng đổ đi khắp nơi trên cả nước để thu mua gỗ sưa, có khi mấy tháng mới về nhà.

Sau năm 2010, sưa bắt đầu hạ “sốt”. Hầu hết những cây sưa đến tuổi khai thác đã được thương lái lùng sục hết. Còn những cây sưa mới trồng từ sau đợt cao điểm chưa đến thời kỳ thu hoạch. Cây giống tuy không còn chạy như trước nữa nhưng vẫn bán được.

Từ khi có cây sưa, nhiều ngôi nhà lầu đã xuất hiện ở thôn Làng Chanh. Ảnh: Báo Dân Việt

Từ khi có cây sưa, nhiều ngôi nhà lầu đã xuất hiện ở thôn Làng Chanh. Ảnh: Báo Dân Việt

Dù đã qua thời kỳ cao điểm, nhưng nhờ vào cây sưa, cuộc sống của người dân thôn Làng Chanh thực sự đã thay đổi. Những ngôi nhà tầng khang trang đã mọc lên, xe máy đời mới đắt tiền cũng đã xuất hiện, đâu đó có gia đình vừa tậu chiếc ô tô con trị giá cả trăm triệu đồng.

Sưa đỏ còn gọi là trắc thối, huỳnh đàn, huê mộc vàng, danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain. Gỗ sưa đỏ được xếp vào nhóm IA trong danh sách các loài gỗ quý hiếm tại Việt Nam, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Đặc tính của sưa đỏ là quả đốt lên có mùi rất thối, nhưng gỗ thì lại có mùi thơm rất đặc biệt. Gỗ sưa rất chắc, dùng để đóng giường, tủ, làm nhà, làm thớt, chuôi dao… Nếu dùng đóng đồ gia dụng, khi hắt nước vào, gỗ sẽ có màu vàng ánh rất đẹp. Ở vùng Sơn Tây (Hà Nội), nhiều nghệ nhân còn dùng mùn sưa để đánh bóng tượng đồng cho đen bóng. 

Giá sưa đỏ trên thị trường khá cao, thời điểm đắt đỏ nhất có giá rơi vào khoảng 20 tỷ/m3. Loài cây này cũng được người dân ví như "khối vàng lộ thiên" bởi mức giá đắt đỏ.

Vĩ Hạ

Bình luận

Nổi bật

Mộ cổ hơn 300 tuổi đầu tiên tại Việt Nam có xác ướp được giữ nguyên vẹn, tỏa ra mùi thơm khiến giới khoa học bất ngờ

Mộ cổ hơn 300 tuổi đầu tiên tại Việt Nam có xác ướp được giữ nguyên vẹn, tỏa ra mùi thơm khiến giới khoa học bất ngờ

sự kiện🞄Thứ tư, 18/09/2024, 22:34

Điểm đặc biệt là dấu vết của dung dịch bảo quản xác lan tỏa ra ngoài, khiến vùng đất quanh mộ nhiễm mùi thơm một thời gian dài mới hết.

Bão số 4 có thể gây lượng mưa rất lớn đến 600mm, miền Trung lo tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020

Bão số 4 có thể gây lượng mưa rất lớn đến 600mm, miền Trung lo tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020

sự kiện🞄Thứ tư, 18/09/2024, 22:33

Thông tin được đưa ra trong cuộc họp của Bộ NN&PTNT với các bộ, ngành và các tỉnh miền Trung về ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Phát hiện vật thể lạ nặng hơn 30 tấn, đào sâu 2.500 tiếp tục tìm thấy 16 ‘kho báu’ trữ lượng khủng, công trường rộng 1.000ha bị phong tỏa khẩn cấp

Phát hiện vật thể lạ nặng hơn 30 tấn, đào sâu 2.500 tiếp tục tìm thấy 16 ‘kho báu’ trữ lượng khủng, công trường rộng 1.000ha bị phong tỏa khẩn cấp

sự kiện🞄Thứ tư, 18/09/2024, 22:33

Ngay sau đó, hàng loạt thiết bị công nghệ cao đã được đưa vào sử dụng với mục đích thăm dò và khai thác kho báu này.