Dữ liệu cũ
Thứ năm, 23/04/2015, 07:16 AM

Thị trường đồ chơi trẻ em: Hàng Việt bắt đầu khởi sắc

(NTD) - Thời điểm mùa hè là cơ hội nhân đôi để kinh doanh các mặt hàng đồ chơi trẻ em. Dọc trên các tuyến đường Hàng Lược, Lương Văn Can (Hà Nội), các siêu thị, đồ chơi trẻ em ngút hàng, đa dạng chủng loại và sặc sỡ sắc màu.

Đồ Trung Quốc từng làm mưa, làm gió

Trên thị trường đồ chơi của Việt Nam, đồ chơi trẻ em do Trung Quốc sản xuất chiếm 90% thị phần vì mẫu mã đa dạng, giá rẻ nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, đồ chơi trẻ em trong nước sản xuất khó cạnh tranh.

Bên cạnh đó, ngoài mẫu mã đẹp, kiểu dáng phong phú, thì mức giá siêu rẻ cũng là nguyên nhân khiến cho thị trường đồ chơi Trung Quốc “lấn lướt” hàng Việt Nam trong suốt thời gian dài.

Cả dãy phố chuyên bán đồ chơi cho trẻ em từ Hàng Lược đến Lương Văn Can, Hàng Quạt (Hoàn Kiếm, Hà Nội)... đều tràn ngập đồ chơi Trung Quốc. Chỉ có một cửa hàng ở Hàng Quạt bán đồ chơi Mỹ, Nhật. Còn hàng Việt Nam thì gần như vắng bóng.

do choi

Vào hè, thị trường đồ chơi trẻ em bắt đầu sôi động

Tuy nhiên hàng loạt thông tin về chất lượng của đồ chơi Trung Quốc đã khiến người tiêu dùng hoang mang, cụ thể: đồ chơi bằng nhựa của Trung Quốc như súng, gươm, lựu đạn, lồng đèn… đều được làm bằng nhựa tái chế APS và nhựa PE, trong đó có chứa chất cadimi (Cd) cao gấp nhiều lần mức cho phép. Đây là một trong ba kim loại độc hại nhất đối với cơ thể con người, có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi.;  thú nhún có xuất xứ Trung Quốc cũng đã được cơ quan chức năng Singapore kiểm nghiệm và khẳng định có chứa chất độc ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ em; gần 30% đồ chơi Trung Quốc có chứa kim loại nặng như arsenic, cadmium, thủy ngân, antimon, chì gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thống thần kinh và miễn dịch của trẻ nhỏ.… Điều này đã khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi đồ chơi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển an toàn của trẻ nhỏ.

Chị Nguyễn Thị Thư ( Thanh Xuân – Hà Nội) cho biết: “Cả cửa hàng có đến vài nghìn đồ chơi mà món nào cũng thấy chữ “Made in China”, dành cho trẻ em trên 3 tuổi nên mình không an tâm. Tìm qua mấy cửa hàng để mua đồ chơi cho con trai, cũng không tìm được một món hàng Việt Nam nào. Tôi thật sự bối rối, không biết chọn đồ chơi nào cho con”.

Hàng Việt có dấu hiệu khởi sắc mặc dù giá cả vẫn cao

Hiện nay ngày càng nhiều phụ huynh đã có chuyển biến nhận thức rất tích cực trong việc chọn đồ chơi cho con. Thay vì mua các loại đồ chơi Trung Quốc như trước đây, nhiều ông bố, bà mẹ đã tìm đến các sản phẩm “Made in Việt Nam”.

Mặc dù bắt đầu chiếm lĩnh được thị phần, nhưng không có nghĩa là các DN sản xuất đồ chơi trẻ em đánh bại được hàng ngoại nhập. Mẫu mã tuy có đa dạng hơn, phong phú hơn, nhưng hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất các loại đồ chơi quen thuộc, ít đột phá hoặc sáng tạo, quanh quẩn là: Thú nhún, nhà bóng, bập bênh, các con thú bằng nhựa… để bán cho các cơ sở vui chơi, nhà trẻ mà ít sản xuất các loại sản phẩm cầm tay dành cho trẻ em, bởi lợi nhuận từ thị trường này không lớn, và khó cạnh tranh với các sản phẩm phong phú của Trung Quốc.

Dù có ưu thế về mặt thị trường, nói cách khác là có được lòng tin của người tiêu dùng, nhưng để có thể cạnh tranh với Trung Quốc, đồ chơi Việt Nam cần phải có “người cầm trịch”.

do choi1
Bên cạnh đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc, hàng Việt Nam bắt đầu được người tiêu dùng ưa chuộng dù giá thành còn cao.

Hiện thị trường đồ chơi Việt Nam do các doanh nghiệp trong nước sản xuất vẫn chủ yếu tập trung ở phân khúc đồ chơi cho trẻ dưới 3 tuổi với các sản phẩm đồ chơi quen thuộc và đơn điệu như: ghế ngồi lắc lư, bàn nhạc, xếp hình, câu cá, xếp chữ...

Một mặt phải đối đầu với “ông lớn” Trung Quốc, mặt khác vấp phải sự cạnh tranh không lành mạnh của nhiều cơ sở trong nước nhiều doanh nghiệp không gây dựng thương hiệu, đầu tư mẫu mã mà chỉ “chớp” lấy những mẫu bán chạy của các đơn vị có thương hiệu rồi làm nhái, làm ẩu, bán với giá rẻ”.

Thực tế, hiên nay các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mạnh về sản xuất đồ chơi bằng gỗ và khách hàng chủ yếu là những người có thu nhập trung bình trở lên. Thị trường chính vẫn là các khu vực thành thị, chưa “phủ sóng” được rộng khắp toàn quốc, chủ yếu là vì giá thành cao hơn hẳn hàng ngoại nhập.

Rõ ràng, không thể chỉ đặt trách nhiệm lên vai người tiêu dùng hay doanh nghiệp mà có cả trách nhiệm lớn của Nhà nước để người tiêu dùng không quay lưng với hàng Việt.

Song với sự chủ động, linh hoạt của doanh nghiệp trong thiết kế mẫu mã, chủng loại đạt chất lượng, để các sản phẩm đồ chơi Việt dần dần lấy lại thị trường, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đắc lực, đồng thời ưu đãi, khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường tiềm năng này. Có như vậy mới thúc đẩy được doanh nghiệp và mang lại những sản phẩm an toàn cho sức khỏe, sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Thông tin chi tiết về người tiêu dùng, độc giả có thể tham khảo tại đây

HC

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.