Dữ liệu cũ
Thứ ba, 13/09/2016, 07:36 AM

Thí điểm đường sắt cao tốc Sài Gòn - Long Thành

Đồng tình với việc cần thiết phải có đường sắt cao tốc trong tương lai, song nhiều ý kiến cũng băn khoăn, khi mức đầu tư cần phải có nguồn lực rất lớn, trong khi đó chưa biết hiệu quả sẽ ra sao.

46
Năm 2020 sẽ thí điểm đường sắt cao tốc

Dự án Luật Đường sắt sửa đổi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 12/9 quy định theo hướng Nhà nước đóng vai trò chính trong việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý, bảo trì và khai thác, kinh doanh đường sắt tốc độ cao, nhằm kết nối hiệu quả các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và các phương thức vận tải khác. Dự thảo cũng nhấn mạnh, hành lang an toàn của đường sắt tốc độ cao phải được bảo vệ nghiêm ngặt, chống mọi hành vi xâm nhập trái phép của người, phương tiện, súc vật.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, có ý kiến trong ban thẩm tra đề nghị cần quy định rõ loại hình công nghệ trong đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao cho thuận tiện trong việc chuyển giao công nghệ, bảo trì, sửa chữa. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị cần làm rõ hơn nguồn tài chính và lộ trình thực hiện cũng như những biện pháp để bảo đảm tính khả thi về đường sắt tốc độ cao.

Ủng hộ quan điểm phải có đường sắt tốc độ cao, song Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tỏ ra băn khoăn về kinh phí đầu tư, cần có một nguồn lực rất lớn nhưng không biết hiệu quả ra sao? Đường sắt tốc độ cao có thu hút được hành khách không, có cạnh tranh nổi với các dịch vụ vận tải khác, đặc biệt với ngành hàng không? “Người dân đi chân đất, đến tàu hàng còn chưa được đi, nói gì tàu cao tốc”, bà Phóng khuyến cáo và đề nghị cân nhắc đến hiệu quả đầu tư.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, theo Chiến lược, Quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030: Triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 km/h đến dưới 200 km/h, đây là công tác chuẩn bị để hoàn thiện và chạy tàu tốc độ ≥ 200 km/h).

Theo tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435 milimét trên trục Bắc - Nam; sau năm 2050 triển khai tổ chức khai thác với tốc độ 350 km/h.

Từ những yêu cầu trên, Dự thảo Luật đề xuất bổ sung mới một mục về đường sắt tốc độ cao (tốc độ thiết kế ≥ 200 km/h) với các điều chủ yếu quy định về: chính sách phát triển; các yêu cầu chung; đầu tư xây dựng; quản lý, bảo trì và kinh doanh; quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.

Theo dự kiến, sẽ xây dựng tuyến thí điểm đường sắt cao tốc từ Sài Gòn đến Long Thành, rồi sẽ làm tiếp đoạn ưu tiên Hà Nội – Vinh… theo lộ trình sẽ nối dài đường sắt cao tốc từ bắc vào nam.

 Theo NLĐ

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.