Dữ liệu cũ
Thứ tư, 29/01/2014, 20:30 PM

Thêm tài liệu quý về chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Sắc dụ của vua Gia Long huy động tàu thuyền và dân binh làm công vụ cho thấy, từ năm 1815 triều đình Gia Long đã sớm ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Sáng 29/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi khai mạc triển lãm “Di sản văn hóa Hán – Nôm” mừng xuân Giáp Ngọ 2014, với gần 150 hiện vật, bản đồ, tài liệu, hình ảnh, thư tịch cổ, sắc phong, chỉ dụ… gắn liền với quá trình khai phá vùng đất xứ Quảng.

Triển lãm còn giới thiệu nguồn tư liệu quý Hán – Nôm có từ triều Nguyễn về quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền ở hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa từ đầu thế kỷ XVII đến giữa cuối thế kỷ XIX. Trong đó có những tài liệu quý như: tsờ lệnh, đơn bằng, tờ kê trình, văn khế, gia phả… đang được lưu giữ tại các di tích đình chùa, miếu và nhà thờ họ trên địa bàn tỉnh.

Trao đổi với VnExpress.net, tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, cho biết, ngoài tờ lệnh quý về Hoàng Sa do tộc họ Đặng hiến tặng, Sở tiếp tục giới thiệu thêm nhiều tài liệu mới liên quan chủ quyền biển đảo.

Ví dụ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Tấn Tỏa mang đến sắc dụ cấp cho ông Huy Quang Hầu (Lê Văn Huy) ở xứ Bàu Trai (nay là thôn Trung An, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn) về việc tập hợp thuyền nan và dân binh đi làm công vụ vào năm Gia Long thứ 14 (1815); hay tờ công vụ về việc huy động các tàu thuyền đi biển lập năm Thành Thái Nguyên Niên (1889). 

“Sắc dụ của vua Gia Long cấp cho ông Huy huy động tàu thuyền và dân binh làm công vụ trùng khớp với thời điểm triều đình cử Cai đội trưởng Phạm Quang Ảnh thẳng tiến ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ. Rõ ràng ngay từ năm 1815 triều đình Gia Long đã sớm ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam”, ông Vũ khẳng định.

Theo ông Vũ, thời gian tới, ngành văn hóa tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập tài liệu Hán – Nôm để bổ sung bằng chứng xác thực khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 

Năm 2009, họ Đặng đã tặng cho Bộ Ngoại giao tờ lệnh quý về Hoàng Sa do tộc họ nối tiếp nhau gìn giữ qua 6 đời. Đây là công lệnh của quan tỉnh Quảng Ngãi cấp đầu tiên cho ông Đặng Văn Siểm và ông Dương Văn Định ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834) phái đội thuyền ba chiếc ra canh giữ đảo Hoàng Sa. 

Tờ lệnh ghi rõ: “Các phái viên và lính thủy đi trước để cùng thám sát các vùng của xứ Hoàng Sa. Xem xét và tuyển chọn trong tỉnh ba thuyền tốt cùng với các vật dụng được tu bổ vững chắc, lại chọn ra tên Võ Văn Hùng đã được cử đi từ năm trước và chọn thêm những dân phu ven biển thông thạo đường biển để sung làm thủy thủ trên thuyền… Cứ hạ tuần tháng ba thuận thời tiết mà đi”. 

Trí Tín

Nguồn: vnexpress.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.