Dữ liệu cũ
Thứ ba, 31/12/2019, 07:03 AM

Thành tựu đối ngoại của Việt Nam năm 2019

(NTD) - Ngày 7/6/2019, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu cho 5 ghế Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ). Vào đêm 4/11 tại Bangkok, nước chủ nhà đã chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 cho Việt Nam. Đây là hai vinh dự lớn trong bối cảnh uy tín của Việt Nam ngày càng tăng cao trên chính trường thế giới.

Việt Nam là ứng viên duy nhất của khu vực Châu Á và cũng đã trúng cử với 192/193 phiếu (gần tuyệt đối), đã nhận được sự ủng hộ vượt xa mong đợi.

Trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ

Trong bối cảnh diễn ra kỳ họp thứ 73 của Đại hội đồng LHQ, lúc 9h sáng 7/6 (21h, giờ Hà Nội), tại trụ sở LHQ ở New York, bắt đầu cuộc bỏ phiếu bầu các tân Ủy viên không thường trực của HĐBA. Có tổng cộng 6 thùng phiếu được theo dõi bởi 6 nhân viên và 6 đại diện đến từ các nước thành viên LHQ. 

Sau 40 phút kiểm phiếu, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ đã công bố Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Kết quả cho thấy có tổng cộng 192/193 quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên Đại hội đồng LHQ đã bỏ phiếu cho Việt Nam (Số tối thiểu để giành chiến thắng chỉ cần trên 2/3 phiếu, tức hơn 129 phiếu).

HĐBA LHQ là cơ quan chính trị quan trọng nhất của LHQ gồm 15 thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trực cố định (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ: được quyền bỏ phiếu phủ quyết bất kỳ một vấn đề gì) và 10 thành viên không thường trực do Đại hội đồng LHQ bầu chọn, sẽ được bầu luân phiên, nhiệm kỳ 2 năm. 

Vì tổ chức bầu luân phiên nên mỗi năm sẽ lần lượt có 5 tân thành viên kết hợp làm việc với 5 thành viên cũ. Theo quy tắc của HĐBA, 10 ghế không thường trực được phân chia theo khu vực địa lý. Trong cuộc bầu chọn này, Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của nhóm Châu Á - Thái Bình Dương.

20CanhTyLHQ2
Việt Nam thường gửi quân tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ trên thế giới (Ảnh: UN Peacekeeping)

Đây là lần thứ hai Việt Nam đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, sau khi đã trúng cử lần đầu nhiệm kỳ 2008 - 2009. Hiện tại, 10 Ủy viên không thường trực HĐBA là Bờ Biển Ngà, Kuwait, Guinea Xích đạo, Peru, Ba Lan (sẽ kết thúc nhiệm kỳ 2 năm vào cuối năm 2019), Bỉ, Cộng hòa Dominica, Đức, Indonesia, Nam Phi (sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm 2020).

Kết quả này phản ánh sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam, và ngược lại, cũng là thành quả xứng đáng của Việt Nam sau quá trình dài vận động và đóng góp vào hòa bình, an ninh thế giới - những nhiệm vụ cốt lõi của HĐBA. 

Kể cả sau khi kết thúc nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam cũng đã tiếp tục cống hiến không ngừng nghỉ với các vai trò như thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ (2014-2016), Hội đồng kinh tế và xã hội LHQ (2015-2019) và Hội đồng chấp hành UNESCO (2017-2021).

Các tân Ủy viên sẽ tiếp tục lãnh trọng trách góp phần xây dựng chương trình nghị sự, tham gia định hình chính sách của LHQ, khối lượng công việc được nhận xét rất nặng nề.

Việt Nam sẽ đón nhận nhiệm vụ mới tại HĐBA trong bối cảnh Châu Á vừa là tâm điểm phát triển kinh tế, vừa là điểm nóng cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn.  Nhưng ngược lại, quá trình cống hiến và những vai trò quan trọng Việt Nam sắp nắm giữ cũng mang lại lợi ích đáng kể. 

Với niềm vinh dự này của Việt Nam, Alexey Muraviev - tiến sĩ, phó giáo sư Viện Nghiên cứu chiến lược an ninh quốc gia Đại học Curtin (Australia), một nhà nghiên cứu về khu vực, phân tích: "Việc được bầu làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ sẽ tiếp tục nâng cao tiếng nói, sức nặng của Việt Nam xét về địa chính trị, như một nhân tố quan trọng và có tầm ảnh hưởng tại khu vực đang phát triển như Đông Nam Á, cũng như xa hơn".

20CanhTyLHQ
Sau khi Đại Hội đồng LHQ bỏ phiếu, Việt Nam là ứng viên duy nhất của khu vực Châu Á đã trúng cử (Ảnh: LHQ)

Tham gia công việc của LHQ, Việt Nam đã từng gửi hơn 300 quân nhân gia nhập lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, 63 cán bộ, sĩ quan Việt Nam hiện đang công tác trong bệnh viện dã chiến cấp 2 tại Nam Sudan (số này sẽ được thay thế trong năm 2020). Một đội công binh Việt Nam khoảng 290 cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị về tổ chức biên chế, trang thiết bị, trình độ ngoại ngữ, năng lực chuyên môn, sẵn sàng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ từ năm 2020…

Việt Nam cùng 4 nước trúng cử sẽ bắt đầu nhiệm kỳ mới từ ngày 1/1/2020. Lượng công việc của Việt Nam thậm chí còn nhiều hơn khi sắp bước vào nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên ASEAN từ ngày 1/1/2020.

Được trao nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN 2020

Hội nghị ASEAN + tổ chức tại Thái Lan vừa bế mạc vào đêm 4/11/2019. Dịp này, nước chủ nhà đã chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN lại cho Việt Nam khi tới lượt Việt Nam đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2020. Với thế và lực mới của đất nước sau 10 năm (kể từ năm 2010 làm Chủ tịch ASEAN), Việt Nam đã và đang sẵn sàng để tiếp tục khẳng định vai trò cùng trách nhiệm của mình trong Cộng đồng ASEAN, duy trì đà tiến triển của nó trong đời sống chính trị toàn cầu.

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Hội nghị này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết, trong thông điệp khi tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định Việt Nam sẵn sàng với ý thức trách nhiệm cao nhất để đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020; Việt Nam vui mừng chào đón các nước đến với Việt Nam năm 2020. Ông cũng công bố chủ đề, giới thiệu các ưu tiên của Việt Nam cho năm 2020.

Việt Nam đã chọn chủ đề “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” cho năm Chủ tịch 2020, với trọng tâm phát huy sức mạnh nội lực của ASEAN thông qua sự đoàn kết, liên kết với nhau, trong đó có gắn kết về kinh tế, xây dựng cộng đồng cũng như sự gắn kết của mỗi quốc gia với cộng đồng trong sự phát triển lấy con người làm trung tâm.

Việt Nam đã hai lần làm Chủ tịch ASEAN vào các năm 1998, 2010, đã thúc đẩy phát triển các tổ chức mới và thu hút sự quan tâm của các cường quốc trên thế giới. 

20CanhTyASEAN
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha (trái) trao búa Chủ tịch ASEAN cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ Bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 ở Bangkok (Thái Lan) ngày 4/11/2019 (Ảnh: AFP)

Việt Nam đã xây dựng và đưa ra 5 định hướng ưu tiên cho năm Chủ tịch ASEAN 2020: Tăng cường thực hiện vai trò và đóng góp của ASEAN vào công cuộc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực; Thúc đẩy liên kết, kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; Thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN nhằm tạo dựng các giá trị chung của ASEAN; Đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững với các nước trên thế giới; Nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả của ASEAN thể hiện qua cải cách thể chế, tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN…

Năm Chủ tịch ASEAN 2020 càng thêm có ý nghĩa khi sự kiện này đánh dấu cột mốc 25 năm Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, nên cần thể hiện rõ vai trò ngoại giao tích cực để nâng cao vị thế của ASEAN. Trên cương vị Chủ tịch luân phiên, Việt Nam sẽ phải nỗ lực vận động tất cả các quốc gia thành viên cùng tham gia bảo vệ và duy trì lợi ích tại khu vực.

Năm Chủ tịch ASEAN 2020 được xem là sự kiện đa phương lớn nhất của Việt Nam, trong bối cảnh ASEAN đi được nửa chặng đường triển khai các kế hoạch hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2025. Năm 2020 có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tiến độ và những thành tựu giữa kỳ, qua đó quyết định những bước đi tiếp theo để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2025. 

* *

Việc thực hiện nhiệm vụ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ và Chủ tịch luân phiên ASEAN cũng phù hợp với cách tiếp cận tích cực của Việt Nam trong tiến trình đa phương, vốn dĩ đã thúc đẩy từ lâu nay theo Chỉ thị 25. Trong năm 2020, đứng trước một cơ hội ngàn năm này, Việt Nam sẽ phải tích cực tận dụng vị thế tư cách thành viên không thường trực của HĐBA và Chủ tịch ASEAN để bảo vệ các lợi ích quốc gia, phù hợp với Hiến chương LHQ.

Kim Thoa (Theo Reuters, AFP)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.