Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 05/11/2017, 14:42 PM

Tây Ban Nha: Khủng hoảng Catalonia bao giờ đến hồi kết?

(NTD) - Ngày 31/10, nghị viện xứ Catalonia đã chấp thuận quyết định của chính phủ Madrid và sẽ dừng mọi công việc cho đến khi có kết quả của cuộc bầu cử sớm. Trong khi đó, có tin cựu Thủ hiến Carles Puigdemont đã bỏ trốn ra nước ngoài. Với cương vị mới, liệu tân Thủ hiến Maria Soraya Saenz de Santamaria Anton có ổn định được tình hình căng thẳng vùng Catalonia?

Được biết, trước đó, chính quyền Madrid đã áp dụng Điều 155 của Hiến pháp nhằm hủy quyền tự trị của Catalonia, trong khi Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy kêu gọi cuộc bầu cử khu vực vào ngày 21/12. Cuộc họp đoàn chủ tịch của nghị viện dự kiến diễn ra trong hôm 31/10 cũng đã bị hoãn lại.

90
Cựu Thủ hiến Carles Puigdemont đang tìm cách xin tị nạn chính trị tại Bỉ. (Ảnh: AFP).

Nghị viện Catalonia dừng hoạt động

Theo báo chí, cựu Thủ hiến Catalonia đang phải đối mặt với các tội danh nổi dậy, chống đối và tham ô do tự ý mở trưng cầu dân ý, nếu ra tòa, có thể sẽ bị tuyên án 30 năm tù giam. Các quan chức chính phủ Tây Ban Nha khẳng định ông Puigdemont đã bỏ trốn sang Brussels cùng các thành viên khác trong chính quyền khu vực, sau khi vợ ông đã đưa hai con về quê hương Romania từ trước.

Trong một diễn biến liên quan, trưởng Công tố Tây Ban Nha Jose Manuel Maza đang chuẩn bị để khởi tố tội danh nổi loạn đối với ông do đã đơn phương tuyên bố xứ Catalonia độc lập. Theo luật pháp Tây Ban Nha, tội danh chống đối chính quyền là một tội không nhẹ.

Trong bối cảnh đó, ngày đầu tiên vùng Catalonia chính thức bị đặt dưới sự kiểm soát từ chính quyền trung ương Tây Ban Nha đã diễn ra tương đối bình lặng và tránh được các đụng độ an ninh như lo ngại. Đầu giờ sáng 31/10, hầu như không có quan chức chính quyền vùng Catalonia nào có mặt tại nhiệm sở dù trước đó, các chính trị gia này liên tục kêu gọi “bất tuân dân sự” và khẳng định sẽ tiếp tục công việc hàng ngày bất chấp quyết định từ phía chính phủ Tây Ban Nha.

Nghị viện vùng Catalonia, cơ quan lập pháp bị Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy ra quyết định giải tán hôm 27/10, cũng không tiến hành một phiên họp vào đầu giờ chiều như dự định. Cho đến cuối buổi chiều 31/10, tình hình bắt đầu ghi nhận các diễn biến mới. Hai đảng phái chính trị theo đường lối ly khai ở Catalonia: Đảng Cộng hòa cánh tả (ERC) và đảng Dân chủ châu Âu Catalonia (PdeCat) của chính ông Puigdemont, tuyên bố ra thông báo sẽ tham dự cuộc bầu cử vùng trước thời hạn mà chính phủ Tây Ban Nha ấn định vào ngày 21/12.

Đây được xem là một sự xuống nước lớn của phe ly khai, bởi việc tham gia vào cuộc bầu cử được xem như là một hành động gián tiếp bác bỏ các yêu sách độc lập mà các đảng này đưa ra sau cuộc trưng cầu ý dân bất hợp pháp tại Catalonia hôm 1/10.

91
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã bổ nhiệm bà Maria Soraya Saenz de Santamaria Anton làm Thủ hiến vùng Catalonia thay ông Puigdemont. (Ảnh: Reuters).

Cựu Thủ hiến Puigdemont trốn sang Bỉ

Vào đầu giờ sáng 30/10, ông Puigdemont đăng một tấm hình chụp trong trụ sở chính quyền vùng Catalonia lên mạng xã hội, nhưng sau đó báo giới và nguồn tin từ chính quyền Tây Ban Nha cho biết ông đã bí mật sang Brussels từ đêm 29/10 cùng 5 cựu quan chức trong chính quyền Catalonia, đang tìm cách xin tị nạn chính trị tại Bỉ.

Thông tin này càng được củng cố hơn bởi trong ngày Chủ nhật 29/10, Quốc vụ khanh phụ trách nhập cư của Bỉ Theo Francken, một thành viên đến từ đảng Liên minh mới vùng Flander- NVA, một đảng cũng có xu hướng ly khai của Bỉ, tuyên bố rằng có thể ông sẽ nộp đơn xin tị nạn tại Bỉ, nhưng sau đó đích thân Thủ tướng Bỉ Charles Michel đã bác bỏ thông tin này.

Trước đó, cũng có tin phu nhân của ông Puigdemont đã bí mật đưa hai con về trú mình tại quê hương Romania. Trong lúc đó, chính quyền trung ương Tây Ban Nha tiếp tục các bước đi cứng rắn nhằm trừng phạt các lãnh đạo ly khai Catalonia. Chiều 30/10, Viện kiểm soát Tây Ban Nha ra thông báo khởi động quá trình truy tố ông Puigdemont và nhiều thành viên khác của chính quyền Catalonia về các tội danh “nổi loạn, kích động nổi loạn, lạm dụng công quỹ và làm sai chức vụ”.

88
Cuộc biểu tình khổng lồ ủng hộ Tây Ban Nha thống nhất. (Ảnh: Reuters).

Chân dung tân nữ Thủ hiến vùng Catalonia

Ngày 28/10, Thủ tướng Rajoy đã bổ nhiệm bà Maria Soraya Saenz de Santamaria Anton thay ông Puigdemont. Bà Soraya là ai?

Sinh ngày 10/6/1971 tại Valladolit, bà Soraya là một nữ chính khách xuất sắc của xứ sở bò tót. Sau khi tốt nghiệp Đại học Khoa Luật vào năm 1994, bà tham chính bằng việc gia nhập đảng Nhân dân Tây Ban Nha. Đến năm 2004, bà trở thành dân biểu Quốc hội Tây Ban Nha.

Theo các nhà phân tích, bà Soraya là một phụ nữ nghị lực nhất kể từ khi nền dân chủ được thiết lập ở Tây Ban Nha từ năm 1978. Sự nghiệp chính trị của bà không ngừng thăng tiến: Thoạt tiên là người phát ngôn chính phủ, rồi Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Tư pháp. Đến năm 2011 bà được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng.

Ở một khía cạnh khác, trong nội các của Thủ tướng Rajoy, bà Soraya rất có ảnh hưởng đến các cơ quan tình báo và công tác tình báo. Việc bà được bổ nhiệm làm Thủ hiến vùng Catalonia được nhiều nhà phân tích và báo chí ngợi ca trong bối cảnh tình hình vùng đòi độc lập này rất căng thẳng.

Căng thẳng dâng cao khi vào ngày 27/10, Thủ tướng Rajoy giải tán cơ quan lập pháp Catalonia và ra lệnh tiến hành một cuộc bầu cử sớm tại vùng này. Đây được xem là nỗ lực tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất của Tây Ban Nha trong 40 năm qua.

Ông Rajoy cũng chính thức cách chức Thủ hiến Puigdemont cùng ban lãnh đạo của ông này như một phần trong các biện pháp “khôi phục lại trạng thái bình thường” sau khi nghị viện của Catalonia trước đó cùng ngày đã bỏ phiếu đơn phương tuyên bố độc lập.

Dư luận quốc tế cũng lên tiếng phản đối tuyên bố độc lập của cơ quan lập pháp vùng tự trị Catalonia. Hoa Kỳ khẳng định Catalonia là một phần không thể tách rời của Tây Ban Nha. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Donald Tusk tuyên bố sẽ không công nhận nền độc lập của Catalonia, lên án việc tuyên bố độc lập đơn phương.

Pháp, Anh, Italia, Đức, Bỉ, Bồ Đào Nha... cũng khẳng định không công nhận tuyên bố độc lập mà Nghị viện Catalonia vừa thông qua, thể hiện lập trường ủng hộ chính quyền Madrid và kêu gọi giữ vững ổn định chính trị tại Tây Ban Nha.

Với tình hình như “dầu sôi lửa bỏng” này, liệu nữ Thủ hiến xinh đẹp Soraya có vãn hồi được mọi thứ tại Catalonia? Còn đối với cương vị mới của mình, bà ủng hộ các biện pháp dựa trên hiến định của Chính phủ Madrid nhằm duy trì một đất nước Tây Ban Nha thống nhất, hòa bình, vững mạnh.

89
Giương chân dung cựu Thủ hiến Puigdemont, dân chúng biểu tình đòi bỏ tù ông này. (Ảnh: AFP).

 Kim Thoa

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.