Tập trung xử lý hiệu quả các hạn chế, yếu kém
Chính phủ vừa họp phiên thường kỳ tháng 9/2014, tập trung đánh giá tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm và thảo luận các giải pháp, biện pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế – nhiệm vụ trong các tháng còn lại của năm 2014.
Các thành viên Chính phủ nhất trí cho rằng, tình hình kinh tế – xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2014 tiếp tục chuyển biến, đạt kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế quý III cao hơn quý I và quý II; tính chung 9 tháng ước đạt 5,62%, cao hơn cùng kỳ 2 năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,25% so với tháng 12/2013, là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Dự báo cả năm cơ bản đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, trong đó, khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng 5,8% là hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như tổng cầu còn yếu, sản xuất kinh doanh còn khó khăn, nợ xấu còn cao; cân đối ngân sách khó khăn, chi thường xuyên ở mức cao và có xu hướng tăng; tái cơ cấu còn chậm; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp…
Thủ tướng Chính phủ đánh giá kết quả đạt được là khá toàn diện theo hướng ổn định, vững chắc, hiệu quả hơn; đà tăng trưởng phục hồi rõ nét và đồng đều hơn. Đây là kết quả đáng mừng, tuy nhiên, “không được chủ quan, thoả mãn; phấn đấu đạt cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra với tinh thần năng động, sáng tạo, sâu sát”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trong những tháng cuối năm, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, tăng cường phối hợp trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, tập trung vào một số nhiệm vụ.
Về ổn định vĩ mô, tiếp tục nhất quán mục tiêu đã đề ra; theo dõi sát diễn biến tình hình, điều hành chủ động, linh hoạt, kết hợp chặt chẽ, hài hoà các chính sách vĩ mô (tiền tệ, tài khoá, đầu tư, thương mại, giá cả thị trường) để duy trì ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát không chỉ trong năm 2014 mà còn cho những năm tiếp theo nhằm tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng bền vững. Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng và an toàn hệ thống. Tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối; tăng dự trữ ngoại hối; bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam.
Về giải quyết nợ xấu, NHNN Việt Nam tăng cường chỉ đạo các ngân hàng thương mại có biện pháp phù hợp xử lý hiệu quả nợ xấu, tham gia cùng doanh nghiệp trong xử lý nợ xấu. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), có phương án xử lý hiệu quả đối với nợ xấu đã mua và tiếp tục mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Về sản xuất, kinh doanh, tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, thực hiện hiệu quả các giải pháp, chính sách huy động mọi nguồn lực, khuyến khích đầu tư xã hội, góp phần tăng tổng cầu cho nền kinh tế. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư, bố trí vốn đối ứng để thực hiện các dự án đầu tư theo đúng tiến độ. Tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên gắn với tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các bộ, ngành, địa phương tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết với các thỏa thuận FTA đang đàm phán và sắp ký kết nhằm tận dụng, khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại, cam kết quốc tế; giảm mức độ phụ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Có biện pháp phù hợp để khuyến khích tiêu dùng nội địa; đẩy mạnh triển khai cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam…
Về tái cơ cấu nền kinh tế, tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các trọng tâm tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; các đột phá chiến lược, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động và đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội để tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.
Về lĩnh vực xã hội, đẩy mạnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển y tế, văn hóa, xã hội, môi trường… Tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; triển khai có hiệu quả các chương trình tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, nhất là giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng lưu ý, bên cạnh nhiệm vụ chống quá tải bệnh viện, ngành Y tế cần quan tâm triển khai tích cực phòng chống bệnh lao, bệnh có số ca tử vong mỗi năm cao hơn nhiều so với số trường hợp tử vong vì tai nạn giao thông. Đây là thực trạng đáng lo ngại, nhất là đa phần bệnh nhân lao là người nghèo. Bộ Y tế cần sớm có các biện pháp giải quyết vấn đề này.
Bình luận
Nổi bật
Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động
sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09
Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.
Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải
sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57
Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.
Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời
sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00
(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.