Thứ năm, 26/10/2023, 18:34 PM

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh LPG

(CL&CS) - Dù đã có hành lang pháp lý để thực hiện mục tiêu đưa thị trường kinh doanh gas vào quy củ, nhưng cho đến nay, tình trạng kinh doanh gas vi phạm vẫn hoành hành và diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp, quyền lợi người tiêu dùng bị ảnh hưởng và nguy cơ cháy nổ luôn rình rập.

Liên tiếp phát hiện cơ sở vi phạm trong kinh doanh LPG

Trong gần 10 tháng đầu năm 2023, Đội QLTT số 5 thuộc Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã tiến hành kiểm tra tổng cộng 15 cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Kết quả, cả 15 cơ sở này đều vi phạm về điều kiện kinh doanh với hành vi kinh doanh LPG chai nhưng không có sổ theo dõi chai LPG hoặc có lập sổ theo dõi chai LPG đối với LPG chai bán tại cửa hàng bán lẻ LPG chai nhưng không có đủ các thông tin về chai LPG (thiếu chủ sở hữu, hạn kiểm định trên chai, số sê ri chai).

Lực lượng chức năng kiểm tra tại cơ sở.

Lực lượng chức năng kiểm tra tại cơ sở.

Qua làm việc, xác lập Biên bản vi phạm hành chính, Đội trưởng Đội QLTT số 5 đã xử phạt vi phạm hành chính đối với tất cả các trường hợp vi phạm với tổng số tiền hơn 75 triệu đồng.

Đồng thời, thông qua hoạt động kiểm tra Đoàn công tác đã tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các quy định về điều kiện kinh doanh LPG.

Việc kiểm tra, xử lý phạm trong kinh doanh LPG đảm bảo thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 04/7/2018, chỉ đạo của Tổng cục QLTT, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh LPG diễn ra lành mạnh trên địa bàn quản lý.

Điều kiện kinh doanh LPG

Gas là một loại khí liên quan đến việc tạo ra lửa và duy trì sự cháy. Trong các dạng chất cháy, gas là một trong những chất cháy có mức độ nguy hiểm cháy, nổ cao nhất. Vì thế điều kiện để mở cửa hàng gas khá khắt khe.

Căn cứ theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điều 8 Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí thì cửa hàng kinh doanh gas phải đáp ứng các điều kiện sau: Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật; Có bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn hoặc có chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường hoặc có hợp đồng thuê bồn, thuê chai LPG; Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện quy định trên còn phải có đường ống vận chuyển khí và trạm cấp khí đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) ngoài điều kiện quy định trên phải có trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Cửa hàng kinh doanh gas phải đáp ứng nhiều điều kiện cần thiết.

Cửa hàng kinh doanh gas phải đáp ứng nhiều điều kiện cần thiết.

Bên cạnh việc thành lập, xin giấy phép hoạt động kinh doanh gas là cần thiết. Tuy nhiên cần đảm bảo các công việc khác như: Treo biển doanh nghiệp; Làm con dấu doanh nghiệp; Niêm yết giá cả; Thực hiện các phương án phòng cháy chữa cháy; Hóa đơn, làm việc cơ quan thuế.

Quy chuẩn Quốc gia về chai LPG

Liên quan đến về quy chuẩn Quốc gia về chai LPG, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2022/TT-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn chai LPG composite. Theo đó, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn chai LPG composite (ký hiệu QCVN 16:2022/BCT) quy định các yêu cầu kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, nhập khẩu, sửa chữa, kiểm định, thử nghiệm, tồn chứa, giao nhận, vận chuyển, lắp đặt và sử dụng chai LPG composite dung tích chứa từ 0,5 L đến 150 L, có mã HS 3923.30.20, 3923.30.90 hoặc 3923.90.90.

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thiết kế, chế tạo, nhập khẩu, sửa chữa, kiểm định, thử nghiệm, tồn chứa, giao nhận, vận chuyển, lắp đặt, sử dụng chai LPG composite.

Tại Quy chuẩn kỹ thuật nêu rõ quy định về chứng nhận hợp quy, việc chứng nhận hợp quy đối với chai sản xuất trong nước và nhập khẩu được thực hiện theo một trong hai phương thức sau: Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất; Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 08:55

(CL&CS) - Sáng ngày 22/4, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn “Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn” nhằm phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin về nhãn hàng hoá, các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm: ghi nhãn, yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Các nhà nghiên cứu ở Bỉ đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cải tiến hương vị bia, tuy nhiên họ nhận định kỹ thuật của người nấu bia vẫn đóng vai trò rất quan trọng.

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Mới đây, sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An tổ chức Hội thảo nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hoá sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP".