SME kiến nghị lập Quỹ bảo lãnh cho vay 100.000 tỷ đồng

(CL&CS) - Liên minh Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vừa có Thư kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính lập Quỹ bảo lãnh cho vay đối với các doanh nghiệp này, hạn mức lên đến 100.000 tỷ đồng.

Theo đó, các doanh nghiệp SME đều bày tỏ sự ủng hộ những quyết sách quyết liệt của Chính phủ trước muôn vàn khó khăn để ứng phó với đại dịch COVID-19 cũng như giải pháp nỗ lực phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên, Liên minh SME cho rằng, việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều thách thức.

Để vượt qua đại dịch song song với việc ổn định nền kinh tế, Liên minh SME đề xuất Thủ tướng Chính phủ dành cơ chế hỗ trợ khẩn cấp trong tình huống đặc biệt này để giúp cho các doanh nghiệp SME (chiếm trên 95% số lượng doanh nghiệp) vượt qua giai đoạn khó khăn. Việc hỗ trợ sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng vận hành trở lại để tiếp tục đóng góp cho ngân sách, duy trì đời sống cho người lao động.

SME đề xuất Thủ tướng Chính phủ dành cơ chế hỗ trợ khẩn cấp trong tình huống đặc biệt này để giúp cho các doanh nghiệp SME vượt qua giai đoạn khó khăn. (Ảnh: minh họa).

SME đề xuất Thủ tướng Chính phủ dành cơ chế hỗ trợ khẩn cấp trong tình huống đặc biệt này để giúp cho các doanh nghiệp SME vượt qua giai đoạn khó khăn. (Ảnh: minh họa).

Liên minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính lập quỹ bảo lãnh cho vay doanh nghiệp SME với mức 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp và không cần tài sản đảm bảo là bất động sản.

Doanh nghiệp được vay phải chứng minh hoạt động tốt trước dịch (có báo cáo tài chính lành mạnh); doanh nghiệp phải có hợp đồng/đơn hàng xuất nhập khẩu hoặc bán hàng trong vòng 6 tháng tới để được nhận bảo lãnh.

Liên minh SME cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ lập Tổ công tác đặc biệt để phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trong việc rà soát, giám sát việc triển khai chính sách, đưa ra các tiêu chí về chỉ tiêu mở cửa hoạt động kinh doanh như một tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí đánh giá kết quả phòng chống dịch và hồi phục kinh tế.

Chưa bao giờ doanh nghiệp gặp khó như lúc này, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp SME, nhất là khi thời điểm TP.HCM và một số tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội kéo dài nhiều tháng qua. Điều doanh nghiệp mong mỏi là Nhà nước bơm “oxy tín dụng” để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm, tổng số doanh nghiệp thành lập mới là 85.500, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90.300 doanh nghiệp, tăng 15,3%. Như vậy, trung bình một tháng, Việt Nam có 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Bill Gates của Ấn Độ vừa đến Việt Nam: Người làm công nghệ phải dám làm, dám mơ mộng

Bill Gates của Ấn Độ vừa đến Việt Nam: Người làm công nghệ phải dám làm, dám mơ mộng

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 09:14

Nhà sáng lập Infosys nhấn mạnh: "Tôi cho rằng nhu cầu về công nghệ luôn có, do công nghệ luôn luôn thay đổi, vận động không ngừng".

Startup AI 'lớn mạnh thần tốc' của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 5 năm lớn gấp 20 lần, hợp tác với 180 bệnh viện khắp thế giới

Startup AI 'lớn mạnh thần tốc' của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 5 năm lớn gấp 20 lần, hợp tác với 180 bệnh viện khắp thế giới

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 08:34

Tròn 5 năm tuổi, startup của ông Phạm Nhật Vượng đã giúp Việt Nam được định vị trên bản đồ công nghệ AI cho y tế toàn cầu.

Doanh nhân Nguyễn Bính: Gian nan đưa bún sạch ra thị trường

Doanh nhân Nguyễn Bính: Gian nan đưa bún sạch ra thị trường

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 22:41

(CL&CS) - Năm 2023 là một năm khá khó khăn với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bún tươi Nguyễn Bính cũng không ngoại lệ bởi gánh rất nhiều áp lực không chỉ vì nhu cầu tiêu dùng giảm mà còn bị lấn át bởi các đơn vị sản xuất “bún bẩn”.