Room tín dụng khó nới thêm

(CL&CS)-Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, cơ quan này vẫn sẽ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% đã đề ra từ đầu năm và sẽ không nới thêm nhằm bảo đảm tính ổn định cho nền kinh tế.

Vừa qua Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 đã diễn ra với sự tham gia thảo luận của nhiều quan chức cấp cao, chuyên gia và đại diện nhiều doanh nghiệp.

Tại phiên thảo luận bàn tròn chuyên đề thúc đẩy thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững có sự tham gia của ông Phạm Thanh Hà - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Chia sẻ tại phiên thảo luận, ông Hà khẳng định, từ giờ đến cuối năm 2022, NHNN sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, không nới thêm nhằm ổn định lãi suất, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng.

Ông Hà cho biết, mức tăng trưởng tín dụng 14% của năm nay đã cao hơn so với mức 2 năm trước. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng năm 2020 là 12,17%, còn năm  2021 là 13,60%. 

“Trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới thắt chặt, áp lực lạm phát cao, NHNN vẫn cố gắng để mức tăng trưởng tín dụng cao hơn các năm trước”, ông Hà cho biết.

Ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 

Theo ông Hà, tín dụng đã tăng nhanh từ đầu năm. Hiện nay, mức tăng trưởng tín dụng đã đạt trên 10%, tăng nhanh hơn so với cùng kỳ của nhiều năm trước đây.

Ông Hà dẫn chứng, trong vòng 10 năm trở lại đây, quy mô tăng trưởng nền kinh tế là 2,7 lần, trong khi đó quy mô tăng trưởng tín dụng là 4,4 lần. Tỷ lệ tín dụng/GDP đã tăng từ 80% lên trên 124%.

Trước năm 2011, tăng trưởng tín dụng luôn ở mức trên 30%, có năm thậm chí gần 54%. Nhưng các năm sau đó, NHNN đã cố gắng điều hành tăng trưởng tín dụng ở mức 12 - 14%.

Theo ông Hà, để tăng trưởng kinh tế không thể phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng mà cũng cần phải khơi thông các kênh dẫn vốn khác như thị trường vốn (gồm trái phiếu và cổ phiếu), kênh đầu tư công và kênh đầu tư nước ngoài.

Giải thích lý do không nâng thêm mức tăng trưởng tín dụng thêm vài phần trăm theo nhiều kiến nghị của các chuyên gia, Phó Thống đốc NHNN cho biết, hiện nay hệ số sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng đang ở mức rất cao, khoảng 100%. Tức là, các ngân hàng đã sử dụng hết vốn huy động để cho vay.

“Nếu chúng ta nâng tăng trưởng tín dụng thêm vài phần trăm nữa sẽ có nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến thanh khoản của toàn hệ thống, mặt bằng lãi suất lập tức sẽ dâng lên”, ông Hà phân tích. 

Ông Hà cho biết thêm, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa thăng hạng tín nhiệm cho Việt Nam. Tuy nhiên tổ chức này cũng đưa ra cảnh báo do tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam đã đạt 124%, còn tỷ lệ tổng tài sản của của các tổ chức tín dụng Việt Nam/GDP là 187%. Điều này đồng nghĩa tỷ lệ đòn bẩy rất lớn, sẽ tiềm ẩn rủi ro an toàn tài chính trong tương lai.

Gần đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trực tiếp làm việc với các tổ tổ chức tín dụng về vấn đề hạn mức tăng trưởng tín dụng. 

Đáng chú ý, tất cả các tổ chức tín dụng đều đồng ý rằng, việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống là cần thiết trong việc đảm bảo an toàn vĩ mô cho các tổ chức tín dụng.

Đạt Trần

Bình luận

Nổi bật

Cú bắt tay lịch sử của các thương hiệu huyền thoại: Kempinski Hotels và Kengo Kuma tại Ecovillage Saigon River

Cú bắt tay lịch sử của các thương hiệu huyền thoại: Kempinski Hotels và Kengo Kuma tại Ecovillage Saigon River

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:48

Kempinski Saigon River - Tổ hợp khách sạn sang trọng, biểu tượng sống của sự tinh tế với những trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp thế giới lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Kempinski Saigon River là kết quả bắt tay của các huyền thoại: Nhà sáng lập Ecopark, Kempinski Hotels cùng huyền thoại kiến trúc đương đại - Kengo Kuma.

Condotel tiếp tục đóng băng, mất thanh khoản

Condotel tiếp tục đóng băng, mất thanh khoản

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

Condotel xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2014 và phát triển bùng nổ ở giai đoạn 2015 - 2018, theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), đã có khoảng 30.000 sản phẩm condotel được tung ra thị trường tại nhiều địa bàn có lợi thế du lịch như Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Nẵng... Tuy nhiên, khi thị trường khó khăn, loại hình này bắt đầu lắng xuống, đóng băng và mất thanh khoản.

Thị trường bất động sản đang “vui trở lại” nhưng vẫn cần thời gian để “thẩm thấu”

Thị trường bất động sản đang “vui trở lại” nhưng vẫn cần thời gian để “thẩm thấu”

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:46

Sự sôi động trở lại của cung - cầu bất động sản như một chỉ báo cho thấy thị trường đang ngày càng ổn định hơn. Tuy nhiên, để thị trường đi vào đúng quỹ đạo như trước thì vẫn cần thời gian.