Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 10/01/2014, 18:00 PM

Philippines phản đối quy định của Trung Quốc trên Biển Đông

Bộ Ngoại giao Philippines phản đối quy định mới của Trung Quốc về đánh cá trên Biển Đông, mô tả đây là hành động bắt ép tàu nước khác và là vi phạm luật pháp quốc tế.

“Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng làm rõ về bộ luật đánh cá mới mà Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Nam mới ban hành”, Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố trong một thông báo hôm nay.

“Chúng tôi đặc biệt quan ngại về quy định mới trong đó đòi hỏi các tàu cá nước ngoài phải được sự cho phép của nhà chức trách Trung Quốc trước khi đánh bắt cá hoặc tiến hành khảo sát trong một phần diện tích lớn trên Biển Đông”.

“Luật mới này, theo sau tuyên bố của Trung Quốc về đường 9 đoạn, là vi phạm luật quốc tế. Hành động này làm leo thang căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực”, thông báo của Philippines viết.

Theo AFP, thông báo cũng nói rằng Philippines không phải là nước duy nhất bị ảnh hưởng bởi quy định mà tỉnh Hải Nam mới thông qua. “Quy định này vi phạm nghiêm trọng tự do hàng hải và quyền đánh cá của mọi quốc gia ở khu vực biển sâu, được quy định trong Công ước Quốc tế về Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS)”.

“Theo luật pháp quốc tế, không có nước nào được phép coi vùng biển sâu là lãnh hải của mình”, Bộ Ngoại giao Philippines nói.

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho biết Washington coi việc Trung Quốc ra quy định hạn chế đánh bắt cá mới trên phần lớn Biển Đông là “hành động khiêu khích và tiềm ẩn nguy hiểm”.

Trong khi đó, Bắc Kinh lên tiếng bảo vệ quyết định đơn phương của họ. “Trung Quốc là quốc gia hàng hải, vì vậy điều này hết sức bình thường và là một phần nghị trình của các tỉnh tiếp giáp với biển trong việc xây dựng quy định theo khuôn khổ luật pháp quốc gia, nhằm bảo tồn, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên sinh vật biển”, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Doanh, nói hôm qua.

Từ cuối tháng 11/2013, chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc thông qua quy định mới, trong đó yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải xin giấy phép mới được thăm dò hoặc đánh bắt cá tại hai phần ba Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa nước này và một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Quy định mới này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1 và các tàu vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 500.000 nhân dân tệ (82.600 USD). Trong một số trường hợp, tàu đánh cá có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc. 

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc tăng cao trong vài năm trở lại đây khi Bắc Kinh thể hiện mạnh mẽ hơn các đòi hỏi về chủ quyền trên biển. Đầu năm ngoái, Manila đã đưa Bắc Kinh ra tòa án trọng tài của Liên Hợp Quốc vì tranh chấp tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Philippines nói bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở đây và kiểm soát bãi cạn này từ năm ngoái.

Vũ Hà

Nguồn: vnexpress.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.