Dữ liệu cũ
Thứ tư, 05/02/2014, 10:00 AM

Phe đối lập Thái đòi hủy bầu cử

Đảng đối lập chính của Thái Lan vừa kiến nghị Tòa án Hiến pháp hủy cuộc tổng tuyển cử vừa diễn ra và phế truất Thủ tướng Yingluck Shinawatra, trong bối cảnh khủng hoảng tiếp tục bao trùm quốc gia này.

BBC dẫn lời ông Wiratana Kalayasiri, một cựu nghị sĩ và chủ tịch nhóm pháp lý của đảng Dân chủ (DP) nói. “Việc bỏ phiếu không diễn ra trong cùng một ngày. Đó là lý do khiến chúng tôi tìm cách vô hiệu hóa nó”. 

Đảng DP cũng yêu cầu Tòa án Hiến pháp giải thể đảng cầm quyền Pheu Thai, phế truất các lãnh đạo của đảng này và ban lệnh cấm các thành viên chủ chốt của đảng tham gia chính quyền.

Các chuyên gia pháp lý cho rằng không có cơ sở nào cho việc đệ đơn kiện nhằm hủy bỏ bầu cử, nhưng Tòa án Hiến pháp từng có lịch sử chống lại đảng cánh tả của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Cơ quan này đã hủy một cuộc bầu cử cách đây 8 năm và hai lần giải thể các đảng cánh tả thân nhà Sinawatra cũng như cấm các quan chức cấp cao của đảng tham chính.

Đảng DP tự tin rằng họ sẽ thắng kiện một lần nữa. Trong khi đó, những người ủng hộ bà Yingluck ở các vùng phía bắc và đông bắc Thái Lan tuyên bố sẽ từ chối công nhận bất kỳ chính phủ nào thay thế Pheu Thái.

Thủ tướng Yingluck tổ chức cuộc tổng tuyển cử hôm 2/2 với hy vọng xoa dịu làn sóng biểu tình chống chính phủ bao trùm thủ đô Bangkok suốt ba tháng qua. Tuy nhiên, phe đối lập đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu và khiến hàng trăm điểm bầu cử ở Bangkok cùng khu vực phía nam phải đóng cửa, ngăn hàng triệu cử tri đi thực hiện quyền công dân. Tuy nhiên luật bầu cử nước này cũng cho phép tổ chức bỏ phiếu lại ở những nơi mà hoạt động này bị gián đoạn. Việc bỏ phiếu đã diễn ra hòa bình ở 90% điểm bầu cử của Thái Lan.

Chính phủ của Thủ tướng Yingluck bị phe đối lập cáo buộc tham nhũng, trong khi bản thân bà bị tố là “con rối” của anh trai, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Tỷ phú này đang sống lưu vong để tránh các cáo buộc tham nhũng sau khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006.

Những người biểu tình đòi chính phủ đương nhiệm phải được thay thế bằng một hội đồng nhân dân với các thành viên được chỉ định và thực hiện cải cách trước khi tổ chức bầu cử. Họ muốn xóa bỏ tận gốc ảnh hưởng của gia tộc Shinawatra khỏi chính trường Thái Lan.

Tuy nhiên, bà Yingluck từ chối rời vị trí bởi bà được bầu ra từ đa số, và cho rằng một hội đồng nhân dân như yêu cầu trên là vi phạm hiến pháp và phi dân chủ.

Anh Ngọc

Nguồn: vnexpress.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.