Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 02/04/2024, 12:28 PM

Phát hiện khu rừng 200 triệu tuổi từng bao phủ một phần Việt Nam, trải qua quá trình trầm tích tạo nên bể than lớn bậc nhất Đông Nam Á

Khu rừng này trải qua quá trình hình thành trầm tích đặc biệt đã tạo nên bể than lớn bậc nhất Đông Nam Á ngày nay.

Tọa lạc ở khu vực duyên hải Đông Bắc Việt Nam, bể than Quảng Ninh được biết đến là bể than lớn bậc nhất Đông Nam Á. Từ cuối thể kỷ XIX đến nay, trong trầm tích chứa than của bể than khổng lồ này, người ta đã phát hiện vô số vết in lá và các thân cây hóa đá hoặc hóa than. 

Đây là một trong nhiều mẫu thực vật hóa than được thu thập ở bể than Quảng Ninh, nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội

Đây là một trong nhiều mẫu thực vật hóa than được thu thập ở bể than Quảng Ninh, nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội

Các vết tích được tìm thấy phần nào cũng đã phản ánh một giai đoạn lịch sử xa xưa của vỏ Trái Đất tại khu vực mà ngày nay là một phần của lãnh thổ Việt Nam. 

Người ta đã phát hiện rất nhiều dấu tích tại bể than này

Người ta đã phát hiện rất nhiều dấu tích tại bể than này

Theo các tài liệu của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội, chỉ trong khoảng 30 triệu năm của thời gian Trias muộn (cách đây 228-203 triệu năm), thực vật đã phát triển hưng thịnh ở nhiều nơi trên thế giới và tạo nên một hệ thực vật được gọi là hệ thực vật T3 Nori- Ret.

Dấu tích cho thấy thực vật đã phát triển từ rất lâu

Dấu tích cho thấy thực vật đã phát triển từ rất lâu

Tại Việt Nam, hệ thực vật này đã tồn tại và sinh sống trong môi trường cổ xưa, sau đó hình thành nên một rừng cây khổng lồ, trải qua quá trình hình thành trầm tích đặc biệt đã tạo nên bể than Quảng Ninh ngày nay. 

Các vết in lá ở bể than này cho phép các nhà nghiên cứu xác định các phân loại khác nhau của cổ thực vật thời Trias xa xưa theo phân loại hình thái và cho phép suy đoán về hệ sinh thái mà thực vật đã tồn tại trong hơn 200 triệu năm về trước.

Một số mẫu hóa thạch cho thấy đây là tập hợp các thảm lá dày

Một số mẫu hóa thạch cho thấy đây là tập hợp các thảm lá dày

Theo đó, hai nhóm thực vật thống trị trong tập hợp hóa thạch của hệ thực vật Hòn Gai là Tuế và Dương xỉ. Đây là những ngành đặc trưng cho thực vật thuộc rừng cây thường xanh vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bên cạnh đó, một số mẫu hóa thạch ở bể than Quảng Ninh là tập hợp các thảm lá dày thể hiện cho sự rụng lá của cây phát triển theo mùa.

Có thể thấy một cách rõ ràng rằng tập hợp thực vật Trias muộn Nori-Ret của vùng Hòn Gai thuộc Quảng Ninh cho chúng ta biết chúng đã sống trong vùng nhiệt đới – cận nhiệt đới, nóng, ẩm, mưa nhiều. Điều này phù hợp với các nghiên cứu kiến tạo mảng khi khôi phục lại vị trí của Việt Nam trong giai đoạn đó, thuộc về vùng nhiệt đới của Bắc bán cầu...

Tình Hoàng

Bình luận

Nổi bật

4 loại thực phẩm là 'sát thủ' gây ung thư cực cao nhưng nhiều người Việt vẫn vô tư ăn hàng ngày

4 loại thực phẩm là 'sát thủ' gây ung thư cực cao nhưng nhiều người Việt vẫn vô tư ăn hàng ngày

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 21:58

Nhiều thực phẩm là món ăn ưa thích của người Việt nhưng nó lại không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

24 tuổi xây nhà 3 tỷ to nhất nhì làng tặng mẹ, YouTuber quê Thái Nguyên nói gì khi lọt Top 30 Under 30 châu Á của Forbes?

24 tuổi xây nhà 3 tỷ to nhất nhì làng tặng mẹ, YouTuber quê Thái Nguyên nói gì khi lọt Top 30 Under 30 châu Á của Forbes?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 21:30

Nam YouTuber không giấu được xúc động khi đón nhận tin vui: "Mình không nghĩ là có thể được chọn là một trong 30 người luôn. Mình cảm thấy rất may mắn khi được Forbes lựa chọn".

Nối tiếp Indonesia, một quốc gia Đông Nam Á tính chuyện 'dời đô' vì lo ngại bị nước biển nhấm chìm

Nối tiếp Indonesia, một quốc gia Đông Nam Á tính chuyện 'dời đô' vì lo ngại bị nước biển nhấm chìm

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 20:15

Ngoài việc xây dựng đê điều, quốc gia này cũng đang tính đến phương án di dời toàn bộ Thủ đô.