Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 05/02/2016, 16:56 PM

Những phương pháp chữa trị bệnh trong ngày Tết

(NTD) - Để những ngày Tết vui trọn vẹn, người dân cần chủ động giữ gìn sức khỏe và phòng tránh các loại bệnh từ việc ăn uống quá độ, cũng như do thời tiết nắng nóng gây ra. Một số bệnh ngày Tết mà mọi người thường mắc phải là tiêu chảy, đầy hơi khó tiêu, ngộ độc thức ăn, say nắng...

Báo Người Tiêu Dùng xin được chia sẻ vài mẹo vặt dễ thực hiện để các bạn có thể phòng tránh cũng như chữa trị kịp thời khi không may gặp những “sự cố” vào dịp Tết năm nay.

1. Bệnh khó tiêu

U_ng quß nhi_u bia, r²_u ngay T_t c= th_ gGy ng_ =
 

 - Xoa đều, nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ từ sườn bên phải sang trái, xuống dưới, sang phải rồi trở về điểm xuất phát cho đến khi ợ hơi. Khi xoa bụng, có thể bôi thêm một chút dầu cho bụng nóng hơn.

- Ăn vài lát gừng chấm muối; Uống trà gừng hoặc nước chanh ấm sẽ giúp bạn giảm ngay cảm giác đầy bụng. Cách làm rất đơn giản, pha 2 muỗng nước cốt chanh, 1 muỗng mật ong và vài lát gừng vào ly nước ấm.

- Trị đầy hơi bằng cách uống rượu táo hoặc chút rượu vang trắng sau mỗi bữa ăn.

- Dùng túi chườm hoặc khăn nóng để chườm đều ở vùng bụng và quanh rốn.

2. Chữa say nắng

smiling-sun
 

 - Bí đao 60g, lá sen 1 tàu, gạo tẻ 80g, nấu thành cháo cho ít đường và ăn khi còn ấm, ngày hai lần. Hoặc dùng bột cúc hoa 15g, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ nấu gạo thành cháo, rồi cho bột cúc hoa và đường vào nấu sôi thêm một lát, ăn nóng.

- Khi người bệnh bị cảm nắng lại sốt cao không có mồ hôi thì sử dụng hương nhu 20g, gừng tươi 6g, nước 500ml, nấu sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống nóng, còn bã đắp hai bên thái dương và gan bàn chân, đắp mền cho ra mồ hôi; vỏ đậu xanh, sắc lấy nước đặc cho uống rất công hiệu.

- Bị trúng nắng nhức đầu, xây xẩm mặt mày: Lấy rau má giã vắt nước cốt cho vài hạt muối rồi uống, còn bã đắp thái dương và gan bàn chân.

3. Trị bỏng pô nhẹ

Dùng nước lạnh sạch dội lên vết thương hoặc ngâm vết thương trong nước lạnh sạch 15-20 phút ngay khi bị bỏng. Tìm mua nước suối đóng chai có ướp đá vì nước lạnh làm giảm nhiệt độ vết bỏng, tránh bỏng sâu.

Dùng gạc y tế sát trùng băng nhẹ bên ngoài vết thương, tránh ép chặt làm vết thương bị trầy xước.

Thay băng liên tục sau 4-6h, sau 2 ngày rửa vết thương bằng nước muối, không được rửa bằng nước oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế vì có thể gây chết mô hạt, để lại sẹo xấu. Bôi thuốc mỡ đặc trị phủ kín vết bỏng và băng lại bằng gạc sạch. Không nên chọc vỡ bóng nước, hoặc hút dịch nước vì sẽ để lại sẹo.

Tránh bôi kem đánh răng hay bất cứ loại thuốc không rõ nguồn gốc để tránh nhiễm trùng gây hoại tử.

Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì da non còn yếu sẽ bị thâm đen, mất thẩm mỹ.

Không nên bôi nghệ tươi hay các loại kem có nghệ lên vết bỏng để trị thâm. Bởi theo thống kê của Viện Bỏng quốc gia, tỷ lệ dị ứng do nghệ tươi khá cao, hơn nữa có một tỷ lệ không ít người sau khi bôi nghệ đã bị tình trạng đen bóng lâu dài ở vết sẹo rất khó khắc phục.

4. Giã rượu

large_ssb4_render_requests__dr_mario_by_elemental_
 

Ăn chanh lát mỏng chấm muối sẽ giúp bạn tỉnh táo suốt cuộc nhậu, vì chanh chứa nhiều axit làm trung hòa lượng cồn trong dạ dày khi bạn uống nhiều bia rượu. Đối với những người có bệnh về dạ dày, có thể uống nước chanh pha mật ong hoặc đường để làm dịu dạ dày, không gây khó chịu, viêm loét.

Uống 1 lít sữa ấm trước bữa tiệc sẽ giúp làm ấm dạ dày và giúp cơ thể giảm bớt triệu chứng say từ bia và rượu.

Gừng và mật ong: Thái mỏng một củ gừng tươi khoảng 60g, sắc nước uống. Vị gừng nóng có tác dụng làm ấm dạ dày, gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.

Rau cần và đậu xanh: Cho 500g rau cần xay lọc lấy nước, 200g đậu xanh nấu chín xay mịn, trộn hỗn hợp trên lại và chia làm nhiều lần uống. Nước cốt rau cần và đậu xanh giúp người say nhanh tỉnh và không bị đau đầu, khô miệng sau khi say rượu.

Nước giá đỗ: Cho 1kg giá đỗ rửa sạch đun cùng 0,5-1 lít nước tùy vào tình trạng người say nặng hay nhẹ. Nấu sôi trong 15 phút sau đó lọc lấy nước cốt, chia nhiều lần cho người say uống. Giá đỗ giúp giải độc cồn, thải nhanh cồn ra khỏi cơ thể, làm người say nhanh tỉnh và phục hồi sức khỏe.

5. Chống say tàu xe

Dùng gừng: Gọt vỏ một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát. Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Vì thế việc sử dụng gừng trong điều trị chống say xe vừa dễ vừa bảo đảm hiệu quả, không gây các tác dụng phụ.

Vỏ quýt có thể chống say xe bằng cách gấp đôi, đặt vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy.

Ăn và ngửi bánh mì, lúc này tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh. Thêm vào đó, việc ngửi vỏ bánh mì cũng giúp tránh hít phải khí gas hoặc mùi xe gây buồn nôn.

Dán lá trầu vào rốn: Dùng vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định lại. Lá trầu có tác dụng làm ấm vùng rốn. Giữ 1-2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ “át” mùi của xăng xe và cản trở gió sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi, say xe.

Quấn khăn khô để giữ ấm từ phía sau gáy ra trước ngực cũng có tác dụng rất hữu hiệu giúp không bị say tàu xe đối với một số người.

 Hạ Viên - Lê Châu (Tổng hợp)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.