Thứ bảy, 18/01/2020, 21:29 PM

Những khúc xuân ca

(NTD) - Có khá nhiều ca khúc viết về chủ đề mùa xuân dù đã ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng vẫn được công chúng đặc biệt ưa thích. Đó là những: Ly rượu mừng (Phạm Đình Chương), Anh cho em mùa xuân (thơ Kim Tuấn, nhạc Nguyễn Hiền), Gái xuân (thơ Nguyễn Bính, nhạc Từ Vũ), Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao)... Nhân chào đón Xuân Canh Tý 2020, Báo Người Tiêu Dùng xin điểm lại hai trong những bản nhạc không thể thiếu trong không khí đón xuân vui tươi, rộn rã...

Ly rượu mừng

Ca khúc “Ly rượu mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã trở nên quá quen thuộc đối với người dân miền Nam vào những dịp xuân về trước năm 1975. Có người ví von: Chào cờ thì phải hát quốc ca, đón xuân thì phải hát “Ly rượu mừng”. Thật vậy, nếu quốc tế có ca khúc “Happy New Year” để đón năm mới thì “Ly rượu mừng” là bài hát đầu môi của người dân miền Nam đón Tết: “Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi / Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi / Người thương gia lợi tức / Người công nhân ấm no / Thoát ly đời gian lao nghèo khó...”

Nhà thơ Du Tử Lê (mới mất ngày 7/10/2019) từng viết: “Tôi muốn gọi ‘Ly rượu mừng’ là xuân khúc kinh điển nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Tính chất ‘kinh điển’ hiểu theo nghĩa không một thành phần nào của xã hội bị bỏ quên. Và, một cách ý thức, tác giả đã sắp lại bậc thang giá trị của các thành phần xã hội, với lòng trân trọng, biết ơn của mình”.

a2
 

Một điều khá lý thú là trong toàn bài hát chỉ có một chữ “xuân” duy nhất - trong câu đầu: “Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi”. Nếu bỏ chữ “xuân” thì cả bài chỉ hoàn toàn nói về chúc tụng mọi người và đất nước, không có một chút gì về Tết cả. Song mọi người vẫn hiểu là chúc tụng ngày Tết, vì truyền thống dân tộc là vui mừng chúc tụng lẫn nhau trong dịp đầu năm. Và, tuy không nói đến pháo nổ, hoa mai hoa đào, bánh kẹo trái cây... Với điệu nhạc valse vui tươi, giai điệu trầm bổng, tiết tấu sống động, lời ca đơn giản, dễ nhớ, dễ hát nên bài hát rất thích hợp và gần gũi mọi tầng lớp xã hội.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương sinh năm 1929 tại Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống âm nhạc, anh em của ông đều là những người tài năng. Ông bắt đầu sáng tác vào năm 1947 khi mới 18 tuổi với ca khúc “Ra đi khi trời vừa sáng”, riêng ca khúc “Ly rượu mừng” được ông sáng tác vào năm 1952 - đó là giai đoạn đất nước còn chìm đắm trong chiến tranh, lửa đạn cho nên bài hát không chỉ ca tụng mùa xuân, mà còn nói lên những ước mơ của người dân Việt Nam về một nền hòa bình, về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc: “Bạn hỡi, vang lên, lời ước thiêng liêng. Chúc non sông hòa bình, hòa bình. Ngày máu xương thôi tuôn rơi. Ngày ấy quê hương yên vui, đợi anh về trong chén tình đầy vơi...”.

Nhắc đến “Ly rượu mừng” là phải nhắc đến Ban hợp ca Thăng Long. Vì chính ban này đã trình bày ca khúc “Ly rượu mừng” lần đầu tiên ở Sài Gòn. Nhiều người còn nhớ lần phát sóng đầu tiên của ca khúc này trên đài phát thanh (lúc đó chưa có truyền hình), trước khi tiếng hát cất lên thì đạo diễn cho phát đoạn ghi âm lời chúc Tết của Ban hợp ca Thăng Long, tiếp đến là những âm thanh gồm: Tiếng pháo nổ tại phòng trà Đêm Màu Hồng, tiếng trống của đội lân Nhân Nghĩa Đường (Chợ Lớn), tiếng Đại Hồng Chung của Viện Hóa Đạo (Phật giáo), tiếng chuông Nhà thờ Đức Bà (Công giáo)... thật là rộn rã và linh thiêng.

a1
 

Mùa xuân đầu tiên

Hầu như tất cả các ca khúc viết về mùa xuân đều có chung một giai điệu tưng bừng, rộn ràng... Thế nhưng đã có một bài hát về mùa xuân đã không hề đi theo cái “khuôn” đúc sẵn này nhưng khi hát lên vẫn nghe yêu đời, yêu người, yêu Tổ quốc một cách thật đằm thắm, nồng nàn bởi ca khúc này được viết bằng những rung cảm của một bậc thầy trong âm nhạc Việt Nam: “Mùa xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao.

Theo người con trai của nhạc sĩ kể lại thì Văn Cao đã sáng tác ca khúc này trên căn gác số 108 phố Yết Kiêu (Hà Nội) vào một ngày giáp Tết Bính Thìn (1976). Đó là cái Tết thanh bình đầu tiên trên quê hương Việt Nam sau hàng chục năm chiến tranh, bom đạn. Riêng với Văn Cao, mùa xuân thanh bình đầu tiên ấy đã như một chất men làm bừng thức niềm cảm hứng sáng tác đã ẩn khuất trong ông từ ngót 20 năm trước...

Bao nhiêu cảm xúc dồn nén của một thời gian dài đã bùng lên trong tâm thức của người nhạc sĩ già: “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Người mẹ nhìn đàn con nay đã về. Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh. Niềm vui giây phút như đang long lanh...”. Hòa trong niềm vui vỡ òa của đất nước, Văn Cao như thầm nhủ với riêng mình những cảm xúc rất thật, giản dị nhưng sao nghe thật thiêng liêng, tinh tế: “Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao, trong xuân vui đầu tiên. Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm. Từ đây người biết quê người. Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người...”. Không ồn ào rộn rã, “Mùa xuân đầu tiên” ấy đã nhẹ nhàng, êm đềm thấm sâu vào lòng người một cách rất tình người...

Sáng tác của Văn Cao không nằm trong mạch cảm hứng chính của không khí hào hứng và hân hoan chiến thắng của thời điểm đó. Tác giả xem đó “mùa bình thường” bởi là niềm vui chưa trọn vẹn của cả dân tộc. Bị xem là “lạc điệu”, “Mùa xuân đầu tiên” không được phép phổ biến dù xuất hiện trên ấn bản mừng Xuân Bính Thìn 1976 của báo Sài Gòn Giải phóng.

Mãi đến năm 1995, sau ngày Văn Cao mất, ca khúc này mới đến với công chúng.\

a
 

 Hà Đình Nguyên

 

_NTD_Xuan Canh Ty_60-61
 

Bình luận

Nổi bật

Saigon Co.op trao tặng nước sinh hoạt cho bà con vùng hạn mặn Gò Công

Saigon Co.op trao tặng nước sinh hoạt cho bà con vùng hạn mặn Gò Công

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:37

(CL&CS) - Ngày 18/5/2024, Saigon Co.op phối hợp cùng Co.opmart Mỹ Tho, Co.opmart Gò Công cùng hai nhà tài trợ là nhãn hàng nước giặt Ariel, CTCP Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY) đã trao tặng nước uống, nước sinh hoạt và bồn nước cho bà con vùng hạn mặn xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

iSTAMEQ map - thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

iSTAMEQ map - thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:36

(CL&CS) - Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng (iSTAMEQ map) được xây dựng dựa trên kỹ thuật về Quản trị tinh gọn Lean để tối ưu hóa, giúp chủ động quá trình chuyển đổi số và thực hiện công việc.

Khoa học - công nghệ: Động lực thúc đẩy tăng trưởng

Khoa học - công nghệ: Động lực thúc đẩy tăng trưởng

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:36

(CL&CS) - Cách đây 65 năm, ngày 4/3/1959, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 016/SL về việc thành lập Ủy ban Khoa học nhà nước, tiền thân của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đánh dấu sự ra đời, phát triển và đóng góp quan trọng của ngành KH&CN vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 18/6/2013, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Luật KH&CN được thông qua, lấy ngày 18-5 hằng năm là Ngày KH&CN Việt Nam.