Thứ tư, 08/09/2021, 07:18 AM

Nhiều doanh nghiệp chỉ còn đủ tiền "sống" dưới 1 tháng

(CL&CS) - Kiệt sức, cạn tiền, do dịch bệnh, 69% cho biết đã tạm dừng sản xuất, kinh doanh do dịch. 46% trong đó, chỉ còn "đủ lực" để "sống" trong 1-3 tháng. 16% vẫn cố gắng duy trì sản xuất, kinh doanh một phần và 15% đã giải thể.

Đó là kết quả cuộc khảo sát với 21.517 doanh nghiệp của Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) và Báo điện tử VnExpress thực hiện từ ngày 12/8 đến 22/8 về tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19

Cuộc khảo sát cho biết 69% trong số doanh nghiệp được khảo sát (14.890 doanh nghiệp) cho biết đã tạm dừng sản xuất, kinh doanh do dịch. 16% vẫn cố gắng duy trì sản xuất, kinh doanh một phần và 15% đã giải thể.

Trong số 14.890 doanh nghiệp trả lời ngừng hoạt động vì dịch bệnh này, thì 32,5% doanh nghiệp là diện “tự nguyện ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh chờ hết đợt dịch bùng phát, gần 2,5% doanh nghiệp “buộc phải đóng cửa do có người bị nhiễm Covid-19 (F0)”, hơn 6% doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động theo yêu cầu khi áp dụng Chỉ thị 15, Chỉ thị 16/16+ của các tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động

Có hơn 21% doanh nghiệp buộc phải đóng cửa do không đáp ứng các yêu cầu phòng dịch.  35,4%. doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời vì đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước.

Trong số các doanh nghiệp tạm dừng,  28,5% cho biết đóng cửa từ 1 đến 3 và khoảng 2,5% cho biết phải đóng cửa đến nửa năm và còn lại là những doanh nghiệp sẽ phải "ngủ đông" 3-6 tháng.

Gần 50% số doanh nghiệp không ước tính được phải tạm đóng trong thời gian bao lâu nên khá bị động, không thể dự tính được các kế hoạch sử dụng lao động, đặt nguyên vật liệu sản xuất…

Lý do khiến doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động trong bối cảnh dịch bùng phát (%)

Lý do khiến doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động trong bối cảnh dịch bùng phát (%)

Cuộc khảo sát cho biết tình trạng chung của các doanh nghiệp đang phải đóng cửa là đã cạn tiền. Nhiều doanh nghiệp cho biết chỉ đủ tiền để sống dưới một tháng mà thôi. Đang ở trong tình trạng này là  45% số hộ kinh doanh, 30% số DNNN, 23,5% doanh nghiệp FDI, 39,5% công ty cổ phần và công ty TNHH. Nếu đóng cửa hơn một tháng mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài thì khả năng các doanh nghiệp này phải giải thể rất cao, theo Ban IV.

Số còn đủ lực để "sống" trong 1-3 tháng vào khoảng 46%.  Tỷ lệ doanh nghiệp đang duy trì sản xuất có dòng tiền hoạt động hơn 6 tháng là 17%.

Doanh nghiệp cho biết nguồn lực đang cạn kiệt nhưng doanh nghiệp đang phải gánh áp lực lớn vì các khoản chi lương, trả tiền thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng, tiền bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, thanh toán tiền điện, nước, nhiên liệu...

Bình quân doanh nghiệp duy trì "3 tại chỗ" phải trả thêm khoảng 9,3 triệu đồng một tháng cho mỗi nhân viên, tức là chi phí cho lao động tăng gấp đôi.

“Tháng 9 là thời điểm có tính chất quyết định để cứu nguy cho số doanh nghiệp này”, Ban IV lưu ý.

Giải pháp cứu nguy mà doanh nghiệp cần nhất là tiêm vaccine cho người lao động và Chính phủ có giải pháp đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành thông suốt. Bởi nếu bị mất thị trường, mất khách hàng thì doanh nghiệp khó phục hồi sau dịch.

Doanh nghiệp cũng muốn Chính phủ nghiên cứu xây dựng thêm các mô hình sản xuất kinh doanh an toàn (như mô hình vùng xanh kinh tế) để họ chủ động lựa chọn, áp dụng trong bối cảnh việc duy trì mô hình 3 tại chỗ kéo dài hiện quá tốn kém.

62% số doanh nghiệp cho rằng chính sách quan trọng giúp doanh nghiệp bớt khó khăn là hỗ trợ vay lãi suất 1-3% một năm để trả lương vì dù dừng hoạt động nhưng doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho người lao động để giữ chân họ, chờ cơ hội phục hồi.

Dòng tiền của doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động trong khoảng thời gian dự kiến (%)

Dòng tiền của doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động trong khoảng thời gian dự kiến (%)

Doanh nghiệp đề nghị Chính phủ cho phép những người đã tiêm 2 mũi vaccine được trở lại làm việc, đồng thời chuẩn bị, xác định phương án sống chung với dịch bệnh sau tiêm vaccine đạt miễn dịch cộng đồng 70%.

Nhiều ý kiến đề xuất cho khu vực tư nhân tham gia vào dịch vụ tiêm vaccine cho người lao động trong các doanh nghiệp. Việc này giúp phần nào san sẻ gánh nặng với các cơ sở y tế công cộng, nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng, đồng thời giúp doanh nghiệp có cơ hội tái mở cửa và hoạt động lại bình thường.

Tích hợp phần mềm khai báo y tế, di biến động dân cư, tận dụng IT để giảm bớt thủ tục giấy là kiến nghị tiếp theo.

Trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Chính phủ và Bộ Công an nghiên cứu cơ chế tích hợp dữ liệu liên quan tới tiêm chủng, xét nghiệm, khai báo, tầm soát y tế... và cho phép các địa phương, doanh nghiệp được kết nối, sử dụng nhằm quản lý và phân loại người lao động theo các thang đánh giá mức độ an toàn trong dịch bệnh.

65% doanh nghiệp duy trì hoạt động và 60% phải tạm đóng vì Covid-19 đề cập đến giải pháp giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

50% doanh nghiệp đề nghị giảm tiền điện, nước, nhiên liệu là chính sách hỗ trợ từ Nhà nước được hơn chọn. Khoảng 48% doanh nghiệp duy trì sản xuất và 46% đang tạm đóng cửa vì Covid-19 chọn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) là nhóm chính sách hỗ trợ cần thiết từ Nhà nước với họ lúc này.

 (Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ). 

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:11

(CL&CS)- Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.