Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt
(CL&CS) - Vừa qua, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Tọa đàm và Trưng bày chuyên đề "Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt". Sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 – 21/4/2025) và đúng vào dịp 100 năm ngày sinh Nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 – 5/11/2024).
Trưng bày và Tọa đàm nhằm góp phần tôn vinh nhà báo Lý Văn Sáu - một trong những gương mặt tiêu biểu, có những đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời ông làm báo và có nhiều cống hiến trên lĩnh vực thông tin - tuyên truyền đối ngoại và xây dựng ngành phát thanh và truyền hình, thống tấn; để lại nhiều dấu ấn quan trọng trên mặt trận chính trị - ngoại giao phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh
Phát biểu tại Tọa đàm, nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Sinh ra trong thời kỳ đất nước đầy biến động, khi tuổi đời còn rất trẻ, người thanh niên Lý Văn Sáu đã sớm bước vào con đường báo chí đầy gian nan, thử thách; ông năng nổ tham gia các hoạt động tuyên truyền của Đội Thanh niên Cứu quốc, được giao nhiệm vụ Trưởng Ty thông tin tỉnh Khánh Hoà, trở thành chủ bút báo “Thắng” (tiền thân của báo Khánh Hòa ngày nay). Ông vừa làm báo tiếng Việt, vừa làm báo tiếng Pháp, trước khi chuyển sang làm báo phát thanh tại Đài Tiếng nói miền Nam Liên khu V.
Được tôi luyện và trưởng thành trong môi trường sôi nổi của báo chí kháng chiến, Lý Văn Sáu đã nỗ lực vượt khó, kiên trì học tập chính trị, trau dồi chuyên môn, mài sắc ngọn bút để hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm
Cũng theo nhà báo Lê Quốc Minh, năm 1954, tập kết ra miền Bắc và tiếp tục làm công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại, tham gia phái đoàn thường trực của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại Cuba, trở thành cố vấn, người phát ngôn của phái đoàn Mặt trận và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris, Lý Văn Sáu đã trở thành một cái tên vượt ra ngoài biên giới Việt Nam, vang lên tại nhiều diễn đàn và sự kiện quốc tế. Ở đó, ông đã thể hiện xuất sắc bản lĩnh, tài năng, sự sáng tạo và trí thông minh, khéo léo của một người làm báo cách mạng khi tham gia hoạt động thông tin tuyên truyền đối ngoại.
Đất nước thống nhất, người tự nhận mình là “sống với báo, chết với báo” ấy đã tiếp tục có nhiều đóng góp cho lĩnh vực phát thanh - truyền hình, thông tấn, cho hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam - Cu Ba.
Nhà báo Lý Văn Sáu (thứ 4 từ trái qua) chụp hình kỷ niệm với lãnh đạo Báo Khánh Hòa trong một lần đến thăm tòa soạn. (Ảnh tư liệu)
Dù ở vị trí, công việc nào, nhà báo Lý Văn Sáu cũng dành nhiều tâm huyết, hiến dâng trọn vẹn những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời mình cho lý tưởng cách mạng, cho sự nghiệp báo chí cách mạng. “Cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo Lý Văn Sáu đã minh chứng cho phẩm chất cao quý của một nhà báo cách mạng, một nhà báo chiến sĩ, sống và cầm bút vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân” - Nhà báo Lê Quốc Minh nhấn mạnh.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu gắn bó chặt chẽ với các cơ quan báo chí. Từ năm 1977-1984, ông là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh truyền hình Việt Nam; Từ năm 1981-1983, ông trực tiếp là Tổng Biên tập của Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhà báo Lý Văn Sáu đã có đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của ngành phát thanh, truyền hình Việt Nam nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung.
Tại Toạ đàm, nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao đã trao đổi, làm sáng rõ hơn những đóng góp, những di sản của nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu. Các ý kiến, tham luận góp phần tôn vinh nhà báo Lý Văn Sáu và khẳng định ông là một trong những gương mặt tiêu biểu, có những đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhà báo Trần Đức Nuôi, nguyên Trưởng Ban Thư ký biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết: Trong suốt quá trình làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam, nhà báo Lý Văn Sáu thường xuyên gặp gỡ những người làm báo trẻ, thanh niên. Ông có những bài nói chuyện thú vị về nghề báo. Trong đó nhấn mạnh đến việc người làm báo phải biết nhìn xa trông rộng. Người làm báo hạnh phúc nhất là được sống và làm việc trong sự kiện, trong thời khắc lịch sử. Tắm mình ở trong đó và phản ánh một cách trung thực, vì chính điều đó tạo nên linh hồn của tác phẩm.
“Nhà báo Lý Văn Sáu luôn chia sẻ với người làm báo trẻ, khi làm một bài viết, một mẩu tin người làm báo phải phát hiện thêm chi tiết mới, cái mới đó dù rất nhỏ nhưng cũng cần phát hiện ra, nếu không sẽ chỉ là người thường. Làm phát thanh truyền hình phải hoạt khẩu, nói chuyện, chia sẻ, trao đổi cần khúc triết và ngắn gọn. Để người nghe dễ hiểu, dễ nhớ” ông Trần Đức Nuôi nhớ lại.
Trong mỗi giai đoạn khác nhau, nhà báo Lý Văn Sáu đều biết cách vận dụng cách làm báo từ lịch sử truyền thống cha ông để lại, đồng thời ông cũng ứng dụng hiệu quả cách làm báo hiện đại để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, đưa tiếng nói Việt Nam ra thế giới.
Nhân dịp này, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trưng bày 100 tài liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Nhà báo - nhà ngoại giao Lý Văn Sáu. Qua đó nhằm nêu bật những đóng góp của nhà báo - nhà ngoại giao Lý Văn Sáu đối với sự nghiệp báo chí cách mạng và sự nghiệp ngoại giao Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Tiêu biểu như tài liệu, hiện vật, hình ảnh trong thời gian nhà báo Lý Văn Sáu hoạt động tại Cuba, tại Hội nghị Paris 1968-1973, sổ ghi chép và quá trình hoạt động báo chí.
Liên Liên
Bình luận
Nổi bật
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2024: Nhiều điểm sáng
sự kiện🞄Thứ năm, 09/01/2025, 08:58
(CL&CS) - Số liệu về tình hình kinh tế - xã hội 12 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê cho thấy nhiều điểm sáng như: tăng trưởng GDP đạt 7,09%; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước; khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 17,6 triệu lượt người, tăng 39,5% so với năm trước...
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 tiếp tục xu hướng khởi sắc
sự kiện🞄Thứ tư, 08/01/2025, 14:20
(CL&CS) - Tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi rõ nét, tăng trưởng khởi sắc dần qua từng tháng, từng quý, lạm phát thấp hơn mức mục tiêu, các cân đối lớn được đảm bảo, kết quả trên nhiều lĩnh vực quan trọng đạt và vượt mục tiêu đề ra, là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
sự kiện🞄Thứ ba, 07/01/2025, 15:20
(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố kết quả phân tích, đánh giá chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương năm 2024 (gọi tắt là PII, theo tiếng Anh - Provincial Innovation Index).
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.