Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hóa
(CL&CS) - Để duy trì cho dòng chảy xuất khẩu hàng hoá một cách bền vững, việc nâng cao năng lực xử lý các vụ việc điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại từ thị trường nước ngoài có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Mục tiêu đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Ngày 1/11, Chương trình Đối thoại và Chính sách với chủ đề "Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá bền vững" được diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học.
Hiện nay, Việt Nam là nền kinh tế mở, đã và đang tham gia đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài, đặc biệt là các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Quang cảnh buổi tọa đàm chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá
Tính đến nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 257 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường và vùng lãnh thổ. Trong đó, có 141 vụ việc điều tra chống bán phá giá, 37 vụ việc điều tra chống lẩn tránh, 27 vụ việc điều tra chống trợ cấp và 52 vụ việc điều tra tự vệ. Tính chất các vụ việc có xu hướng điều tra khắt khe hơn, nguy cơ đối diện với các rủi ro của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam là rất lớn.
Lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại cho biết, dưới sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ Công Thương, công tác phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục được đẩy mạnh với mục tiêu đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp các ngành sản xuất trong nước phát triển và tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn cho nền kinh tế.
Theo Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) Chu Thắng Trung, cho biết, năm 2024, công tác phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh, đồng bộ nhằm góp phần bảo vệ sản xuất trong nước và hàng hóa xuất khẩu. Việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là nhằm tạo lập lại môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước trước những hành vi cạnh tranh không công bằng của hàng hóa nhập khẩu.
Các biện pháp phòng vệ thương mại đã giúp các ngành sản xuất trong nước khắc phục được những thiệt hại do những hành vi cạnh tranh không công bằng của hàng nhập khẩu gây ra, có được doanh thu và thị phần lớn hơn tại thị trường trong nước, bảo đảm việc làm của hàng chục nghìn lao động. Cục thường xuyên theo dõi và cung cấp danh sách cảnh báo một số mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ, qua đó giúp các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý đối với cá biệt một số doanh nghiệp có vi phạm về xuất xứ hàng hóa...
Hiện nay, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) hoàn thiện và đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tăng cường thông tin, phổ biến kiến thức về phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất, doanh nghiệp; hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp xuất khẩu...
Duy trì cho dòng chảy xuất khẩu hàng hoá một cách bền vững
Thông tin với báo chí, ông Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, cho biết, trong bối cảnh các quốc gia đẩy mạnh bảo hộ nền sản xuất trong nước, vì thế, nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại nói chung và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại nói riêng luôn hiện hữu khi hàng hoá Việt Nam gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Do đó, để duy trì cho dòng chảy xuất khẩu hàng hoá một cách bền vững, việc nâng cao năng lực xử lý các vụ việc điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại từ thị trường nước ngoài có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tại Việt Nam, Điều 72 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về khái niệm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
“Lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là hành vi nhằm trốn tránh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thực thi biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực đối với hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp này khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam”.
Theo đó, biện pháp chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại là các biện pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chống lại, đối kháng lại hành vi lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thực thi biện pháp tự vệ thương mại đang có hiệu lực đối với hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp này khi nhập khẩu vào lãnh thổ một quốc gia như: Áp dụng thuế tự vệ; áp dụng hạn ngạch nhập khẩu; áp dụng hạn ngạch thuế quan; cấp giấy phép nhập khẩu; các biện pháp tự vệ khác.
Từ góc độ pháp lý, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW thông tin, việc gia tăng sử dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đặt ra các thách thức pháp lý đáng kể. Cụ thể:
Khó khăn trong việc tuân thủ quy định phức tạp từ nhiều quốc gia: Các quy định về chống lẩn tránh phòng vệ thương mại khác nhau tùy theo quốc gia và liên tục thay đổi. Các doanh nghiệp cần phải nắm vững quy định của từng thị trường xuất khẩu, bao gồm các quy định về chống bán phá giá, chống trợ cấp và quy tắc xuất xứ. Tuy nhiên, với năng lực hạn chế, nhiều doanh nghiệp không có đủ nguồn lực để theo dõi và cập nhật thường xuyên các quy định này, dẫn đến nguy cơ vi phạm.
Hạn chế trong việc đáp ứng yêu cầu chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa: Một trong những yêu cầu phổ biến của các biện pháp chống lẩn tránh là doanh nghiệp phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa và quy trình sản xuất không liên quan đến hành vi lẩn tránh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống truy xuất nguồn gốc minh bạch và khả năng cung cấp chứng từ pháp lý chi tiết. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa đầu tư đủ vào hệ thống quản lý và lưu trữ dữ liệu pháp lý, khiến họ khó đáp ứng yêu cầu từ phía cơ quan kiểm tra quốc tế.
Thiếu kiến thức chuyên sâu về quy trình tố tụng quốc tế: Các biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại thường yêu cầu các doanh nghiệp phải tham gia vào các quy trình điều tra, thậm chí phải đối mặt với các vụ kiện tụng quốc tế. Các quy trình tố tụng này phức tạp, bao gồm việc phải đáp ứng các yêu cầu về bằng chứng, trình bày lập luận pháp lý và phản hồi các câu hỏi từ cơ quan điều tra. Nhiều doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm và kiến thức về tố tụng quốc tế, do đó gặp khó khăn trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Thiếu chuyên gia pháp lý nội bộ: Việc gia tăng sử dụng các biện pháp chống lẩn tránh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên sâu về thương mại quốc tế. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu các phòng ban pháp lý nội bộ hoặc không có đội ngũ chuyên gia chuyên môn cao để xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến phòng vệ thương mại, khiến họ phụ thuộc vào các công ty luật bên ngoài với chi phí cao...
Ngoài ra, ông Nguyễn Thanh Hà, cho biết thêm, để đối phó với xu thế bảo hộ gia tăng trên toàn cầu, Việt Nam cần có chiến lược củng cố và hoàn thiện chính sách, pháp lý về phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước một cách hiệu quả.
Các giải pháp cụ thể bao gồm: Thứ nhất, Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp lý về phòng vệ thương mại, trong đó cần cập nhật, chỉnh sửa để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khả năng bảo vệ lợi ích của các ngành công nghiệp nội địa. Thứ hai, các quy trình về khiếu nại, điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ cần được đơn giản hóa và minh bạch hơn, đảm bảo khả năng tiếp cận của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ ba, khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam nên chủ động đàm phán để đạt được các điều khoản bảo vệ ngành sản xuất nội địa khỏi tác động tiêu cực từ sự gia tăng cạnh tranh không lành mạnh.
Bộ Công Thương và các cơ quan Thương vụ cần nghiên cứu, nắm bắt những thay đổi trong chính sách thương mại của các đối tác lớn, dự báo nguy cơ về các vụ kiện phòng vệ thương mại từ các quốc gia nhập khẩu, từ đó đề xuất biện pháp kịp thời; Tổ chức các chương trình đào tạo và hội thảo về phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp, giúp họ hiểu rõ quy trình, thủ tục và có chiến lược ứng phó khi gặp phải các vụ kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài; Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại các nước cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các động thái bảo hộ và đưa ra cảnh báo cho doanh nghiệp trong nước. Hệ thống này giúp doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị chiến lược ứng phó.
Như vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp lý cũng như tăng cường những giải pháp về phòng vệ thương mại là cần thiết để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển trong một môi trường kinh doanh lành mạnh và bảo đảm quyền lợi chính đáng khi tham gia thương mại quốc tế.
Các công cụ phòng vệ thương mại như thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được sử dụng hợp lý, theo đúng quy định pháp luật và phù hợp với các cam kết quốc tế đang góp phần hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước phát triển bền vững trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng. Từ đó đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, đồng thời đem lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế và tăng cường năng lực của đội ngũ doanh nhân trong nước.
Thiện Phúc
Bình luận
Nổi bật
Cấp bằng bảo hộ cho hai giống nho mới cho năng suất cao, chất lượng tốt
sự kiện🞄Thứ sáu, 29/11/2024, 14:58
(CL&CS) - Hai giống nho ăn tươi NH01-152 và NH04-102 của Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố (trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, đơn vị đóng chân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận) vừa được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
Phát động Cuộc thi 'Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến'
sự kiện🞄Thứ tư, 27/11/2024, 10:35
(CL&CS) - Sáng 25/11, tại Trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” và Chương trình trao thưởng “Cào tem chống giả - Nhận ngay may mắn”. Cuộc thi dự kiến diễn ra từ ngày 25/11/2014 đến ngày 26/5/2025 tại địa chỉ: chonghanggia.dangcongsan.vn.
Khởi động Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam
sự kiện🞄Thứ ba, 26/11/2024, 15:31
(CL&CS) - Với thông điệp “Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến, đây là dịp hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.