Dữ liệu cũ
Thứ ba, 14/08/2018, 18:29 PM

Mỹ tiếp tục cô lập Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

(NTD) - Hợp tác với EU và các quốc gia châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, Mỹ đang gây áp lực rất lớn với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Mỹ “đổi giọng” với các đồng minh để chống Trung Quốc

Tuần trước, Tổng thống Mỹ, Donald Trump và Chủ tịch EU, Jean-Claude Juncker đã đạt được thỏa thuận đôi bên sẽ hợp tác cùng nhau với mức thuế bằng không (zero), xóa bỏ hàng rào thuế quan, trợ cấp tiền thuế đối với những mặt hàng công nghiệp không tự động cũng bằng không. EU có kế hoạch mua thêm khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và đậu tương từ Mỹ. Cả hai bên cũng đồng ý nối lại đàm phán các tranh chấp về xuất khẩu thép và nhôm. Dù cho chi tiết cụ thể về quá trình đàm phán lại này chưa được công bố nhưng rõ ràng mối quan hệ giữa Mỹ và EU đã thay đổi rất đáng kể và theo chiều hướng tích cực.

Trong khi bắt tay với EU, Mỹ tiếp tục thể hiện sự cứng rắn với Trung Quốc. Ngày 1/8, Tổng thống Donald Trump đã đưa áp dụng mức thuế mới 25% đối với gần 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, dù trước đó, ngày 10/7, Washington đã áp thuế 10%. Dù cho mức thuế 25% này sẽ không có hiệu lực ngay lập tức mà phải chờ một thời gian chờ đóng góp ý kiến, nhưng rõ ràng động thái nâng hàng rào thuế quan từ 10 lên 25% sẽ khiến đối đầu thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang.

Ngày 24/7, EU và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận thương mại tự do lớn để cắt giảm hoặc loại bỏ thuế quan bao phủ hơn 95% hàng hóa. Tương tự, Washington cũng sẽ ký hiệp ước thương mại với các đối tác thương mại khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Canada để thắt chặt mối quan hệ với những quốc gia này, rảnh sức tập trung cho cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Những thỏa thuận giữa các quốc gia phát triển nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới, bởi nền kinh tế của những siêu cường này chiếm gần 90% nền kinh tế toàn cầu.

Lý giải về sự thay đổi chính sách của chính quyền Mỹ, tiến sĩ Võ Trí Hảo, Đại học Kinh tế TP.HCM, cho rằng: “Có lẽ Tổng thống Donald Trump nhận thấy Washington và Brussels cần trở thành một khối thống nhất, bởi Mỹ và EU có hơn 850 triệu dân và chiếm một nửa GDP của toàn thế giới, tạo ra hơn 50% thương mại toàn cầu. Cả hai sẽ có lợi khi đứng trên cùng một chiến tuyến và khả năng giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là rất lớn. Ông Trump lo ngại một khi EU đã ký hiệp định tự do thương mại với Nhật Bản, lại tiếp tục ký hiệp định tương tự với Trung Quốc thì thất bại của Mỹ là điều không thể tránh khỏi và đó là lý do người đứng đầu Nhà Trắng buộc phải bắt tay với EU”.

Không chỉ thay đổi thái độ với các siêu cường, Mỹ cũng đang tìm cách ve vãn các quốc gia Đông Nam Á. Tổng thống Donald Trump hiểu rằng nếu thuyết phục thành công nhiều quốc gia tham gia vào liên minh thương mại với Mỹ, ông có thể buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ nhiều hơn trong việc giảm thuế quan, giảm trợ cấp, mở cửa thị trường và tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Pham-Sy-Thanh
TS. Võ Trí Hảo - Đại học Kinh tế TP.HCM.

Trung Quốc không ngồi yên

Đương nhiên, trước những động thái “thù địch” của Mỹ chống lại Trung Quốc, chính quyền của ông Tập Cận Bình không thể ngồi yên. Trước những sức ép mà Mỹ, châu Âu, thậm chí là cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Canada đem đến, Trung Quốc buộc phải tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước “sân sau” (về mặt địa lý) ở khu vực Ấn Độ Dương và châu Phi. Tháng 6 vừa qua, Trung Quốc đã thuyết phục thành công Ấn Độ tham dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Thanh Đảo, Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Ấn Độ tham gia với tư cách thành viên chính thức và Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi đã gặp ông Tập bên lề hội nghị. Diễn biến quan trọng nhất tại hội nghị này là New Delhi đã ký vào Tuyên bố Thanh Đảo, trong đó nêu “toàn cầu hóa kinh tế đang đối mặt với sự mở rộng của các chính sách bảo hộ đơn phương”, ám chỉ mâu thuẫn về thương mại giữa chính quyền Trump và nhiều nước khác, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ. Các chuyên gia kinh tế thế giới hiểu rằng Ấn Độ muốn sử dụng thương mại song phương với Trung Quốc để làm chỗ dựa chống lại Washington khi cần.

Không chỉ hợp tác với Ấn Độ, Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ với châu Phi. Hôm 19/7, ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc, đã bắt đầu viếng thăm một loạt các quốc gia ở lục địa đen như Senegal, Rwanda, Nam Phi và Mauritius để thắt chặt thêm mối quan hệ này. Tính từ năm 2000 đến nay, tổng lượng tín dụng của Trung Quốc dành cho châu Phi là hơn 140 tỷ USD. Kể từ năm 2008, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành quốc gia có tầm ảnh hưởng nhất ở châu Phi. Tại Angola, nợ bình quân đầu người đối với Trung Quốc của quốc gia 28 triệu dân này là 745 USD. 55% nợ công của Kenya, 70% nợ của Cameroon là do Trung Quốc nắm.

Mối quan tâm của Trung Quốc tới châu Phi không giới hạn vào thương mại. Lục địa Đen còn cung cấp cho Trung Quốc một lượng lớn nguyên liệu thô (mà Trung Quốc khó có thể có được từ các kênh khác), đồng thời châu Phi còn đóng vai trò một khối chính trị thân Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc. Hơn 80% hàng nhập khẩu châu Phi vào Trung Quốc là tài nguyên khoáng sản không qua chế biến.

Trump
 
Tap-Can-Binh
 

Bước đi nào cho Việt Nam?

Cho đến thời điểm này, không một chuyên gia kinh tế nào có thể đoán định được cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ mở rộng đến đâu và kéo dài bao lâu. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam phải có những chính sách phù hợp để tránh ảnh hưởng nặng nề đối với cuộc chiến căng thẳng này. Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Người Tiêu Dùng, tiến sĩ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VCES) nhận định: “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chắc chắn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam. Là nước láng giềng, hàng hóa Trung Quốc giá rẻ rất dễ ồ ạt chảy vào thị trường Việt Nam. Chúng ta cần theo đuổi chính sách mềm dẻo, giảm giá VND so với USD nhưng không giảm mạnh bằng NDT. Ví dụ, NDT giảm 10%, Việt Nam có thể giảm 5% hoặc thấp hơn. Điều này sẽ giúp Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định kinh tế trước những biến động của thị trường thế giới”.

Còn theo tiến sĩ Võ Trí Hảo: Xét về lâu dài, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường trình độ công nghệ, năng suất lao động, đổi mới chất lượng thể chế... để nắm bắt các cơ hội từ sự thay đổi trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Sức mạnh nội lực sẽ là cơ sở vững chắc giúp Việt Nam đứng vững trước những biến động của kinh tế thế giới.

Thế Anh - Ảnh: Tổng hợp

_NTD_So 459 460_In_Page_30
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.