Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 27/05/2017, 10:21 AM

Luận bàn về việc thu tiền nhạc khi xem TV dưới góc nhìn một nhạc sĩ

(NTD) - Vừa qua, dư luận đang xôn xao về việc Trung tâm Bảo vệ quyền âm nhạc Việt Nam (VCPMC) yêu cầu thu tiền âm nhạc xem TV ở các nhà hàng khách sạn, đơn vị kinh doanh ở TP.Đà Nẵng. Sự việc dường như bị méo mó khi nhiều quan điểm cố tình cắt gọt câu chữ trong tựa bài viết của mình, từ việc thu tiền nhạc trên TV ở các đơn vị kinh doanh trở thành thu tiền bản quyền khi mở TV, khiến cho dư luận chưa kịp hiểu đã vội buông những lời khó nghe. Vậy sự thực cần hiểu rõ là thế nào?

premiumresize
Khách sạn nào cũng đều có TV.

Trước tiên cần nói cho rõ, đây là việc thu tiền tác quyền ở các đơn vị kinh doanh chứ không phải hộ gia đình. Nhạc sĩ Phó Đức Phương đã giải thích việc thu tiền âm nhạc tại khách sạn đã có từ 10 năm nay chứ không phải mới đây. Các khách sạn Đà Nẵng thắc mắc vì chưa hiểu ra vấn đề, còn khách sạn ở Hà Nội và TP.HCM đã nề nếp thực hiên vấn đề nộp tác quyền khi sử dụng các tác phẩm âm nhạc. Nề nếp nhất là các khách sạn 4 sao và 5 sao. Và tới đây, VCPMC sẽ tiến hành thu tiếp các khách sạn từ các khách sạn 2 và 3 sao. 

Một số phương tiện truyền thông lấy ý kiến luật sư cho rằng, khách sạn chỉ mở TV như một thiết bị thông tin thông thường. Tuy nhiên, một số luật sư đã quên mất, chiếc TV để ngoài sảnh chờ hay trong các phòng khách sạn, hoặc nơi giải trí của nhà hàng khách sạn (NHKS) không phải là để phục vụ nhân viên lễ tân, mà là dịch vụ tăng thêm. Hãy thử mở một trang web đặt khách sạn online như Agoda, Booking, Traveloka,... chúng ta có thể thấy trong mục yêu cầu loại dịch vụ khách sạn ngoài thang máy, hồ bơi, wifi, chỗ đậu xe, còn có mục: TV. Tại sao cái thứ thiết bị phổ thông này lại phải có trong danh mục “yêu cầu”? Xin thưa, vì nếu một khách sạn không có TV thì không lấy được giá 100.000 đồng/đêm chứ đừng nói là vài triệu dù các dịch vụ khác cao cấp hơn.

Vậy trong TV có gì? Phim, thời sự, thể thao, và âm nhạc. Có người cho rằng khách đến nghe và xem thụ động vì nhà hàng khách sạn mở kênh nào xem kênh ấy. Xin thưa, VCPMC không thu tiền khách đến trọ, bởi khách đã trả tiền dịch vụ TV khi đến nhận phòng. Mà thu tiền của các đơn vị kinh doanh đã lấy tiền của khách. Trong số tiền ấy, có một phần tiền mà những nhạc sĩ được hưởng khi NHKS mở TV dể câu thêm dịch vụ.

Vậy nếu khách sạn cho rằng sẽ không mở TV kênh ca nhạc (lưu ý là kênh ca nhạc riêng của khách sạn để khai thác kinh doanh, gia tăng giá trị dịch vụ) để khỏi trả tiền. Đó là suy nghĩ thiếu thông minh. Vì trong số tiền mà NHKS thu của khách đã có dịch vụ TV, NHKS không thể cấm khách mở kênh ca nhạc trong phòng của mình. Không cho mở kênh ca nhạc sẽ tự giết mình bởi khách sẽ không quay lại lần sau.

Tôi xin mở rộng ở các đơn vị kinh doanh, đặc biệt là karaoke, Bar, cà phê hát với nhau. Một đĩa trái cây ngoài chợ bán chỉ tầm 15.000 đồng, nhưng vào trong các tụ điểm đó sẽ là 150.000 đồng (gấp 10 lần). Mặc dù tiền giờ Karaoke chỉ bằng ½, hay hát với nhau thì miễn phí. Giá nước trong các phòng trà mở nhạc máy, thì chỉ tầm trên dưới 50.000 đồng/món. Nhưng với những đêm ca nhạc, giá tính phụ thu 100.000 đồng/món, tức trên dưới 150.000 đồng/ly nước. Vậy không có âm nhạc, các đơn vị kinh doanh này sống kiểu gì mà còn kèn cựa?

Tôi không cần phân tích lại các quyền liên quan đã được VCPMC giải thích cả chục năm nay mà chỉ giải thích thêm về việc tính tiền sử dụng giữa cá nhân và việc kinh doanh. Nói đâu xa, hãy nhìn vào hóa đơn tiền điện và tiền nước. Cũng vẫn dòng điện ấy, vẫn lượng nước ấy tính qua một loại đồng hồ điện nước như nhau, nhưng giá điện nước kinh doanh sẽ cao hơn giá tiêu dùng. Tất cả loại hình khác cũng thế, giá bảo hiểm xe kinh doanh cao hơn xe nhà, thời hạn kiểm định xe kinh doanh bằng ½ thời hạn của xe nhà. Vì sao? Vì cái khoản chênh lệch ấy là khoản nghĩa vụ. Anh làm ăn thì anh phải san sẽ một khoản nghĩa vụ cho người khác. Nếu cào bằng thì đương nhiên giá tiêu dùng đẩy lên bằng giá kinh doanh, hóa ra người tiêu dùng thực sự bị thiệt.

Hiện nay, nhiều nhạc sĩ đã ủy thác cho VCPMC, cũng là những người anh em trong hội nhạc sĩ Việt Nam để thu những khoản tiền mà nhiều đơn vị đang mơ hồ khi sử dụng. Mà cái giá thu có đến mức các đơn vị phải ra điều chua xót không? Hãy nhìn vào bảng giá mà VCPMC gửi cho các đơn vị kinh doanh tại TP.Đà Nẵng đang gây xôn xao dư luận.

unnamed (1)
Văn bản VCPMC gửi các khách sạn ở TP.Đà Nẵng
unnamed
Biểu giá chung mà VCPMC đưa ra.

Theo bảng giá này, giá cao nhất đối với các quầy rượu, bar, vũ trường, câu lạc bộ đêm (với sức chứa 50 chỗ) là 9.000.000 đồng/1 năm. Chia ra thì mỗi ngày chưa đến 25.000 đồng/sử dụng nhạc (hơn hai mươi bốn ngàn đồng, đương đương phí đỗ 1 chiếc ô tô của khách trong đêm đó). Vậy cái giá này có bị coi là “hút máu” không? Nếu một đơn vị kinh doanh không kiếm nổi 25.000 đồng/ngày thì nên đóng cửa tốt hơn.

Và cũng nói thêm, chúng tôi cũng không quan tâm đến đơn vị nào đòi trả riêng, bởi thực tế đã có nhiều nhạc sĩ ký riêng nhận một cục tiền, rồi sau đó ngơ ngẩn nhìn người ta khai thác kiếm tiền trên đứa con tinh thần của mình mãi mãi. Và đa số đã phải quay lại cầu cứu VCPMC. Chính vì vậy, khi các đơn vị kinh doanh muốn nói lời tri ân đến những người làm nghệ thuật đem lại tiền cho mình, thì hãy thực thi nghĩa vụ mà chúng tôi đã giao cho VCPMC. Bởi chúng tôi làm nghệ thuật không có nghĩa chúng tôi làm miễn phí. 

Xuân Nghĩa

 

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của người viết

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.