Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 04/10/2023, 16:02 PM

Loại lá người Nhật săn lùng, ví như “lá hồi sinh”: Chợ Việt bán đầy chỉ 3.000 đồng/bó, sẵn ở vườn nhà

Một loại lá, cụ thể là một loại lá gia vị có giá chỉ vài nghìn đồng một bó ở Việt Nam nhưng lại được “săn lùng” với giá rất cao tại Nhật Bản.

Tía tô, hay còn gọi là Shiso là một loại thảo mộc thường xuất hiện trong món ăn của người Nhật như sushi, salad, tempura, mì… Mang lại nhiều công dụng cho người sử dụng. Người Nhật còn gọi lá tía tô bằng cái tên “lá hồi sinh”.

Nếu ở Việt Nam, lá tía tô được bán theo bó có mức giá khá mềm. Thậm chí nhiều gia đình có thể dễ dàng trồng trong vườn nhà. Song, loại rau này khi xuất khẩu sang Nhật lại được tính tiền theo số lượng lá. Thời điểm năm 2017-2019, một lá tía tô được xuất khẩu sang Nhật Bản với giá tới 700 đồng/lá. 

Ước tính khi xuất khẩu sang Nhật, 1ha trồng tía tô sẽ cho thu hoạch 17-18 triệu lá, tức sẽ thu được doanh thu khoảng 2,5 tỷ đồng. Ảnh: Internet

Ước tính khi xuất khẩu sang Nhật, 1ha trồng tía tô sẽ cho thu hoạch 17-18 triệu lá, tức sẽ thu được doanh thu khoảng 2,5 tỷ đồng. Ảnh: Internet

Lá tía tô được xem là nguyên liệu quý, gắn liền với những khía cạnh văn hoá ẩm thực lâu đời của người Nhật, là phần quan trọng tạo nên nét truyền thống của Nhật Bản, đặc biệt là xuất hiện trong những món ăn quan trọng. Ảnh: Internet.

Lá tía tô được xem là nguyên liệu quý, gắn liền với những khía cạnh văn hoá ẩm thực lâu đời của người Nhật, là phần quan trọng tạo nên nét truyền thống của Nhật Bản, đặc biệt là xuất hiện trong những món ăn quan trọng. Ảnh: Internet.

Lá tía tô màu xanh đậm, bên trong có nhiều gân màu đỏ tía. Từ xa xưa, người Việt đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ dược liệu này và các món ăn dân giã không thể thiếu tía tô. Có không ít nghiên cứu chỉ ra rằng lá tía tô có thể hỗ trợ điều trị cúm, ngộ độc thực phẩm, hen suyễn, virus đường hô hấp, tiểu đường,...

Một số lợi ích tuyệt vời của lá tía tô có thể kể đến như:

Hiệu ứng với đường hô hấp và covid corona

Trong một nghiên cứu trước đó đã cho thấy dịch tiết ra từ lá tía tô có tác dụng ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 theo nhiều cách khác nhau.

Trong Y học cổ truyền, tía tô được gọi là tô diệp (tử tô hoặc tô ngạnh). Lá tía tô có mùi thơm, hương vị cay, tính ấm, và được biết đến với các tác dụng như giải độc, trị cảm mạo, hạ sốt, giảm nhức đầu, và hỗ trợ trong việc điều trị ho và hen suyễn.

Tăng cường sức khỏe xương khớp

Lá tía tô có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ, không chỉ giúp giảm đau khớp mà còn có khả năng phòng ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp. Trong tinh dầu của tía tô, chúng ta có Alpha linolenat, một loại axit béo omega-3 thiết yếu, có lợi cho sức khỏe và có khả năng hỗ trợ quá trình giảm cân.

Tía tô là loại rau gia vị quen thuộc, không chỉ giải cảm, tía tô còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác... Ảnh: Internet

Tía tô là loại rau gia vị quen thuộc, không chỉ giải cảm, tía tô còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác... Ảnh: Internet

Có lợi cho dạ dày và hệ tiêu hóa

Lá tía tô chứa flavonoid, một loại hợp chất giúp làm dịu các triệu chứng không dễ chịu của dạ dày như đầy hơi và buồn nôn. Chất này cũng có khả năng giảm viêm nhiễm trong dạ dày, từ đó cải thiện tiêu hóa và giảm các vấn đề liên quan đến tiêu hóa khó khăn.

Đặc biệt, tinh dầu có trong lá tía tô còn được biết đến với khả năng giảm viêm nhiễm trong niêm mạc dạ dày, cải thiện quá trình tiêu hóa và giảm triệu chứng khó tiêu, có lợi cho hệ tiêu hóa.

Thanh nhiệt giải độc và làm đẹp da 

Hoạt chất Priseril ở lá tía tô có vai trò cải thiện sắc tố và loại bỏ tế bào chết trên da tương đối hiệu quả. Xét trên phương diện này thì lá tía tô giúp cho da trở nên đều màu và tươi sáng hơn. Mặt khác, thành phần vitamin E trong lá tía tô còn tăng cường độ ẩm và giúp da trở nên mịn màng.

Việc uống nước là lá tía tô cũng có thể giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, ngăn ngừa các bệnh lý trên da thường gặp như: mẩn ngứa, mề đay,...

Lá tía tô là rau thơm gia vị rất phổ biến. Ảnh: Internet

Lá tía tô là rau thơm gia vị rất phổ biến. Ảnh: Internet

Ổn định các bệnh lý tự miễn dịch

Dầu của hạt tía tô, so với nhiều loại dầu thực vật khác, chứa nhiều axit omega-3 alpha-linolenic hơn. Những axit omega-3 này có tác dụng quan trọng trong việc kiểm soát các tình trạng tự miễn dịch như hen suyễn, lupus và viêm khớp dạng thấp.

Bệnh nhân mắc hen suyễn có thể tiếp nhận điều trị bằng việc sử dụng dầu hạt tía tô, vì nó có khả năng ức chế sự co thắt đường hô hấp và phản ứng với các chất kích thích gây co thắt. Hơn nữa, dầu hạt tía tô có khả năng ngăn chặn tế bào bạch cầu di chuyển đến phổi, từ đó giảm nguy cơ sốc phản vệ, một phản ứng miễn dịch cường độ cao, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng và cần cấp cứu ngay lập tức.

Tuy tía tô tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài. Điều này có thể khiến bạn bị cao huyết áp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô mỗi ngày và chia nhỏ cho từng lần uống.

Hải Yến

Bình luận

Nổi bật

4 loại thực phẩm là 'sát thủ' gây ung thư cực cao nhưng nhiều người Việt vẫn vô tư ăn hàng ngày

4 loại thực phẩm là 'sát thủ' gây ung thư cực cao nhưng nhiều người Việt vẫn vô tư ăn hàng ngày

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 21:58

Nhiều thực phẩm là món ăn ưa thích của người Việt nhưng nó lại không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

24 tuổi xây nhà 3 tỷ to nhất nhì làng tặng mẹ, YouTuber quê Thái Nguyên nói gì khi lọt Top 30 Under 30 châu Á của Forbes?

24 tuổi xây nhà 3 tỷ to nhất nhì làng tặng mẹ, YouTuber quê Thái Nguyên nói gì khi lọt Top 30 Under 30 châu Á của Forbes?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 21:30

Nam YouTuber không giấu được xúc động khi đón nhận tin vui: "Mình không nghĩ là có thể được chọn là một trong 30 người luôn. Mình cảm thấy rất may mắn khi được Forbes lựa chọn".

Nối tiếp Indonesia, một quốc gia Đông Nam Á tính chuyện 'dời đô' vì lo ngại bị nước biển nhấm chìm

Nối tiếp Indonesia, một quốc gia Đông Nam Á tính chuyện 'dời đô' vì lo ngại bị nước biển nhấm chìm

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 20:15

Ngoài việc xây dựng đê điều, quốc gia này cũng đang tính đến phương án di dời toàn bộ Thủ đô.