Dữ liệu cũ
Thứ ba, 17/05/2016, 09:41 AM

Lo hàng Việt yếu thế trong cuộc đua với hàng Thái

(NTD) - Doanh nghiệp Thái Lan đang gây chú ý khi thâu tóm hàng loạt thương vụ lớn, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ. Cùng với đó, ôtô, nhựa... cũng đã có nhiều dấu ấn của người Thái. Khi trung tâm thương mại nằm trong tay người Thái, nhiều người lo ngại hàng Việt sẽ bị yếu thế trong cuộc đua ngay trên sân nhà.

lo hàng việt yếu thế 2
Big C cuối cùng đã bị người Thái thâu tóm.

Chiến thuật "mưa dầm thấm lâu" của người Thái

Cuộc đua sở hữu Big C Việt Nam cuối cùng đã đi tới hồi kết sau gần nửa năm giằng co. Trong cuộc đua sở hữu Big C Việt Nam có nhiều cái tên đại gia bán lẻ được nhắc tới, như Berli Jucker (Thái Lan), Lotte Group (Hàn Quốc), Saigon Co.op (Việt Nam)... Nhưng cuối cùng, phần thắng đã thuộc về Central Group - một tập đoàn của Thái Lan, với giá trị chuyển nhượng lên tới 1,14 tỷ USD, cao hơn so với mức 800 triệu USD dự báo trước đó.

Chủ mới của Big C Việt Nam - Central Group - không phải ai xa lạ, bởi trước đó “cá mập” này sở hữu 49% cổ phần tại Trung tâm thương mại điện máy Nguyễn Kim. Sau thương vụ này, người Thái đã sở hữu 3 hệ thống siêu thị đình đám tại Việt Nam là Metro, Big C và 49% tại Nguyễn Kim.

Người Việt ngỡ ngàng nhận ra sự xâm lấn mạnh mẽ của các đại gia Thái. Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư từ xứ sở chùa Vàng không phải chỉ một, hai năm trở lại đây mà nó đã bắt đầu cả chục năm trước khi người Thái dùng chiến lược “mưa dầm thấm lâu”. Người Thái đầu tư vào Việt Nam thông qua nhiều hình thức: trực tiếp, mua bán - sáp nhập.

Ở lĩnh vực phân phối ôtô, “cá mập” Thái đang là cổ đông lớn của 2 doanh nghiệp niêm yết. Cụ thể, Chairatchakarn sở hữu 27,56% vốn điều lệ của CTCP Ôtô Trường Long (HTL); Finansia Syrus Securities Public Company Limited sở hữu 9,03% của CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savico). Lĩnh vực nhựa, người Thái đã xâm nhập từ năm 2012. Hiện nay, The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd đang là cổ đông lớn tại 2 doanh nghiệp sản xuất ống nhựa hàng đầu Việt Nam: 20,4% tại CTCP Nhựa Bình Minh và 23,84% tại CTCP Nhựa Tiền Phong.

Không những tập đoàn lớn, ngay cả các nhà đầu tư cá nhân cũng quan tâm lớn tới thị trường Việt Nam. Tại buổi gặp mặt báo chí vừa qua, ông Lê Hải Trà, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), nhấn mạnh tới cuộc gặp gỡ với đoàn nhà đầu tư cá nhân Thái Lan. Họ đánh giá Việt Nam là một thị trường "không thể bỏ qua".

“Số phận” của hàng hóa Việt?

Với sự xâm lấn mạnh mẽ như vậy thì cũng không có gì ngạc nhiên khi theo con số thống kê, năm 2014, con số này cũng ở mức 7,1 tỷ USD. Năm 2015, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan tăng lên 8,3 tỷ USD, từ lọ muối cho đến chiếc ôtô. Quý 1/2016, con số này đã đạt 1,8 tỷ USD. Năm 2015, Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu ôtô và phụ tùng ôtô từ Thái Lan. Có một điều đáng chú ý là Việt Nam còn nhập khẩu rất nhiều mặt hàng được coi là thế mạnh trong nước như: rau quả, sữa, thủy sản, bắp, gỗ, cao su, chất dẻo, giấy... Ngoài ra, Việt Nam còn tăng cường nhập các loại dầu mỏ, sắt thép, kim loại quý, hóa chất, vải, máy móc, hàng điện gia dụng, dược phẩm...

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, nhận định hiện đối thủ đáng gờm của hàng Việt là hàng Thái. Thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất mệt trong cuộc chiến đấu này khi người Thái đang có rất nhiều lợi thế trong tay.

Một số doanh nghiệp cung cấp hàng cho Metro cho biết chính sách bán hàng của Metro đã thay đổi từ từ, dù được chiết khấu cao hơn chút ít nhưng hàng hóa bán ra khá chậm và doanh số cũng chững lại. Theo tiết lộ của các doanh nghiệp này, sau khi Metro vào tay người Thái, hàng Việt vào hệ thống siêu thị này có phần giảm. Một công ty sản xuất nước mắm dẫn chứng, trước đây hàng đưa vào hệ thống siêu thị này 10 phần thì nay giảm còn hai, ba phần.

Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh thừa nhận nếu người Thái chi phối hệ thống phân phối thì hàng Việt sẽ khó khăn bội phần. Doanh nghiệp trong nước khó có thể cạnh tranh được với hàng Thái từ giá cả đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, theo báo cáo của Công ty Nielsen công bố trong năm 2015 cho thấy, các doanh nghiệp trong nước vẫn có cơ hội để phát triển.

Cụ thể, Công ty Nielsen đã khảo sát nhu cầu của các nhà bán lẻ tại Việt Nam cũng chỉ ra 80% doanh số bán hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam vẫn đến từ kênh thương mại truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa, chuyên doanh...) bao gồm khoảng 1,3 triệu cửa hàng bán lẻ trên cả nước. Con số này cũng phù hợp với đánh giá trước đó của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam.

Điều này chứng tỏ cho dù bị lép vế trong cuộc chạy đua phát triển với mô hình bán lẻ hiện đại trong thời gian gần đây, các nhà bán lẻ truyền thống hiện vẫn nắm giữ quyền lực chi phối đến hàng hóa trên thị trường. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt vẫn có nhiều cơ hội trước “cơn lốc” của hàng Thái. Thay vì lo sợ, các doanh nghiệp trong nước nên chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm bởi người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng các mặt hàng truyền thống. Nếu các doanh nghiệp nắm được cơ hội thì áp lực trước người Thái cũng không có gì căng thẳng.

lo hàng việt yếu thế
 
lo hàng việt yếu thé 1

Người Thái đang gây áp lực cho doanh nghiệp Việt khi liên tiếp thâu tóm Big C, Metro, Nguyễn Kim.

Vân Lam

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.