Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 22/08/2022, 15:17 PM

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu ở Nam Đông

(CL&CS) - Đối với đồng bào Cơ Tu, lễ hội mừng lúa mới là dịp để tạ ơn thần linh đã mang đến một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, một năm mạnh khỏe.

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu ở Nam Đông là lễ hội khá quan trọng là dịp để tạ ơn thần linh đã mang đến một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, một năm mạnh khỏe.

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu ở Nam Đông là lễ hội khá quan trọng là dịp để tạ ơn thần linh đã mang đến một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, một năm mạnh khỏe.

Lễ hội Mừng lúa mới là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào Cơ Tu, nhằm thể hiện sự biết ơn đối với các thần linh đã che chở mang lại cuộc sống ổn định, bản làng được mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Năm nay tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã tái hiện Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Cơ Tu xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong chương trình Ngày hội văn hóa dân tộc Cơ Tu huyện Nam Đông.

Già làng A Lăng Kơ Lói, xã Thượng Long, huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, từ xa xưa đến nay đồng bào Cơ Tu luôn gắn bó với núi rừng, nương rẫy và gắn kết với cây lúa. Do điều kiện canh tác khó khăn, người Cơ Tu luôn mong ước về sự no đủ, đó là lý do ra đời lễ hội mừng lúa mới tại huyện Nam Đông nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Lễ hội mừng lúa mới, trong tiếng Cơ Tu là “Cha Ha Ro Tơ Me”. Đây là là một trong những lễ hội truyền thống, là nét sinh hoạt văn hóa của mọi người trong bản làng giao lưu, gặp gỡ với nhau, không khí trong bản làng vì thế luôn rộn ràng náo nức.

Theo ông A Lăng Kơ Lói, để tổ chức được lễ hội mừng lúa mới một cách tốt nhất, các già làng trưởng bản cùng bà con phải họp thống nhất và phân công nhiệm vụ cho từng người. Để chuẩn bị cho lễ hội mừng lúa mới, các cô gái Cơ Tu cùng nhau đi gùi củi, lấy nước, cắt lá dong... Bằng sự tỉ mỉ, khéo léo, những khối củi thật khô được chọn chẻ nhỏ và xếp vào gùi. Những dòng nước sạch được đựng vào ống tre. Những chiếc lá dong dày đẹp được hái mang về bản làng. Tận dụng lợi thế thiên nhiên núi rừng, các chàng trai Cơ Tu khỏe mạnh cầm cung, nỏ, lao... đi bắt cá, bắt cua, kiếm mật ong… để làm lễ vật cho mâm cúng lễ thêm đầy đủ, trang trọng.

Nghi thức cúng lúa mới được già làng thực thực theo nghi thức truyền thống của người đồng bào

Nghi thức cúng lúa mới được già làng thực thực theo nghi thức truyền thống của người đồng bào

Lễ mừng lúa mới bao gồm phần lễ và phần hội. Để chuẩn bị cho Lễ hội, các chàng trai, cô gái cộng đồng đồng bào Cơ Tu đã chuẩn bị từ khá sớm. Người rang lúa, người giã gạo, người cắt lá dong, người lấy nước, nướng gà, nướng cá… dâng lên và tạ ơn thần linh.

Trong phần lễ, đặc biệt nhất là nghi lễ đâm trâu. Đây là lễ hội độc đáo mà người dân tộc Cơ Tu còn giữ đến bây giờ và thường được tổ chức vào những ngày trọng đại như: Mừng lúa mới, mừng nhà Grươl mới hay đám cưới... Con trâu là vật nuôi gần gũi với đời sống thường ngày và cũng là loài vật quan trọng, bởi đó chính là vật tế Zàng trong những ngày trọng đại. Trâu là biểu hiện quyền lực của làng bản.

Sau phần lễ đã được thực hiện xong, phần hội cũng vang lên, là sự kết hợp tiếng cồng chiêng, tiếng trống của các chàng trai, kết hợp điệu múa tung tung da dá của các cô gái. Sự kết hợp giao duyên càng làm tô đậm thêm phần rực rỡ và đầy tính truyền thống.

Đi kèm với cồng, chiêng, không thể thiếu điệu múa Tung Tung da dá đặc sắc độc đáo. Múa Tung tung, da dá là một trong những nghệ thuật không thể thiếu được trong sinh hoạt, tinh thần của người Cơ Tu. Phản ánh cuộc sống lao động và sự đấu tranh của con người với thiên nhiên, thể hiện giấc mơ của con người nơi đầy về cuộc sống thanh bình với ước muốn ấm no hạnh phúc.

Lễ hội mừng lúa mới có truyền thống từ lâu đời của đồng bào Cơ Tu, gắn với bản sắc văn hóa phi vật thể. Mừng lúa mới là sự phản ánh bên sâu tâm hồn của người Cơ Tu, mong ước về một vụ được mùa, một năm mới đầy hứa hẹn. Lễ hội mừng lúa mới cũng là dịp để đồng bào các dân tộc gắn kết, tăng cường tỉnh đoàn kết giữa các bản làng trong vùng.

Thế Sơn

Bình luận

Nổi bật

Chuyện kỳ lạ về 'ngôi làng ma' mỗi năm chỉ xuất hiện 1 lần, mỗi lần 1 tháng, 11 tháng còn lại hoàn toàn chìm trong mặt nước

Chuyện kỳ lạ về 'ngôi làng ma' mỗi năm chỉ xuất hiện 1 lần, mỗi lần 1 tháng, 11 tháng còn lại hoàn toàn chìm trong mặt nước

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 17:52

Ngôi làng này trước đây từng là một cộng đồng thịnh vượng với khoảng 600 gia đình ở quận Nam Goa, nằm giữa dãy Ghat Tây, với dòng sông Salaulim chảy qua.

Thánh đường rộng 16.000m2 cổ nhất TP.HCM với sức chứa hơn 1.500 người, là nơi sở hữu tháp chuông cao ba tầng được đặt đúc từ Pháp vận chuyển về bằng tàu thuỷ

Thánh đường rộng 16.000m2 cổ nhất TP.HCM với sức chứa hơn 1.500 người, là nơi sở hữu tháp chuông cao ba tầng được đặt đúc từ Pháp vận chuyển về bằng tàu thuỷ

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 17:52

Với diện tích rộng rãi, được bao phủ bởi nhiều cây xanh, khuôn viên nhà thờ trở thành địa điểm lý tưởng cho người dân sống quanh đây.

Phát hiện một 'Tuyệt Tình Cốc' 7 tầng nằm nổi bật giữa núi rừng hoang sơ, cách Hà Nội chỉ khoảng 200km, giá vé vào chưa bằng một cốc trà sữa

Phát hiện một 'Tuyệt Tình Cốc' 7 tầng nằm nổi bật giữa núi rừng hoang sơ, cách Hà Nội chỉ khoảng 200km, giá vé vào chưa bằng một cốc trà sữa

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 17:51

Đặt chân đến nơi đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ cùng bầu không khí trong lành, mát mẻ.