Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 18/06/2016, 19:47 PM

Lãnh đạo Thành ủy “xắn tay” dẹp nạn dạy thêm, học thêm

(NTD) - Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã yêu cầu trong năm học 2016-2017, ngành giáo dục TP.HCM phải chấn chỉnh cơ chế dạy thêm, học thêm...

Yêu cầu dứt khoát

Ông Thăng cho rằng, chuyện dạy thêm có thể được thực hiện tại các trung tâm văn hóa quận, huyện, ai có nhu cầu học thì đến học, chứ không được dạy tại nhà riêng rồi thu tiền. “Dứt khoát năm nay TP.HCM phải chấm dứt cơ chế học thêm, dạy thêm. Hội nhập là không dạy thêm, học thêm; hội nhập là không chạy trường, chạy lớp”, ông Thăng kiên quyết. “Tại sao các trường quốc tế không dạy thêm, học thêm mà chất lượng đầu ra vẫn cao? Chúng ta chỉ phụ đạo cho học sinh yếu, chứ tuyệt đối không được mở lớp dạy thêm trong các trường”, Bí thư Thăng phát biểu và yêu cầu trong năm học 2016-2017 tới phải dứt khoát cấm dạy thêm, học thêm tại các trường học.

Nghe về mong muốn tự chủ giáo dục của TP.HCM, ông Thăng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho TP.HCM được tự thí điểm thực hiện. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong bảy giải pháp trọng điểm của thành phố; Do vậy, giáo dục cũng phải đi đầu với hội nhập. Tuy nhiên, theo ông Thăng, dù đổi mới thế nào thì phương pháp dạy học cũng phải dựa trên định hướng khoa học, không phụ thuộc vào ý chí chính trị và ý chí chủ quan của bất cứ cá nhân nào. Ông Thăng cho rằng TP.HCM là thành phố đầu tàu về khởi nghiệp thì học sinh và sinh viên phải luôn nung nấu ý chí khởi nghiệp; “Phải đưa giáo dục khởi nghiệp vào chương trình đào tạo, không tạo tư duy học xong xin vào cơ quan nhà nước, trường học phải là nơi đào tạo, nuôi dưỡng ước mơ”. Do đặc thù là một thành phố lớn, tốc độ tăng dân số cơ học kéo theo tốc độ tăng học sinh trung bình mỗi năm gần đây khoảng 65.000 học sinh/năm, tức mỗi năm bình quân thành phố cần xây mới gần 3.000 phòng học để đáp ứng chỗ học đạt chuẩn. Riêng năm 2015 thành phố tăng thêm 85.000 học sinh, tạo ra áp lực lớn trong việc nâng chất lượng dạy và học nên đã phát sinh một số vấn đề khó khăn. Cụ thể, về giáo dục mầm non, nhu cầu giữ trẻ của người dân thành phố rất cao, đặc biệt là công nhân lao động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp phải gửi con ngoài giờ. Tuy nhiên, hiện nay ngành vẫn chưa thể đáp ứng được đầy đủ. Sĩ số học sinh/lớp đông, nên tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia chưa cao (hiện chỉ đạt 10%). Về giáo dục phổ thông, sĩ số học sinh mỗi lớp vẫn còn đông, chương trình giáo dục phổ thông vẫn còn khá nặng nề, quá tải, còn mang đậm tính hàn lâm, thiếu thực hành, ứng dụng, phân phối chương trình chưa phù hợp về thời lượng và thời gian dẫn đến một hệ lụy là học sinh phải học thêm, giáo viên phải dạy thêm.

lãnh đạo thành ủy vén tay dẹp nạn dạy thêm
Học thêm trong mùa hè đã là vấn nạn của ngành giáo dục TP.HCM nhiều năm nay

Giáo viên, phụ huynh cùng... lo

Đầu tháng 6, nhiều phụ huynh ở quận Phú Nhuận và Tân Bình xôn xao vì Trường THCS Ngô Sĩ Liên thông báo không tổ chức dạy hè. Chị Thu Hồng, nhà ở P.1, Q.Tân Bình than thở: “Con gái tôi hết hè này lên lớp 7, mọi năm tôi vẫn cho cháu học hè không phải vì học yếu mà vì hai vợ chồng tôi chỉ có mình nó, sáng sớm là đi làm đến chiều tối mới có mặt ở nhà. Tôi cho cháu đi học hè, bán trú tại trường như là một biện pháp “gửi con” cho nhà trường trông coi. Đến chiều đi làm về thì tôi đón. Năm nay, nhà trường không tổ chức dạy hè thì tôi không biết phải gửi con ở đâu?”, chị Thu Hồng rối bời vì tình trạng này. Còn cô Hoàng Lan, hiện đang dạy lớp 4 Trường THCS Nguyễn Thanh Tuyền (Q.3) thì bày tỏ: “Tôi kiên quyết phản đối nạn giáo viên “ép” học sinh phải học hè với mình, không thôi thì “đì” tới bến khi bước vào năm học mới. Nhưng phải thừa nhận là, đã rất nhiều năm nay, giáo viên tụi tôi phải phụ đạo hè cho học sinh trung bình yếu, để lên lớp mới, các em không bị “đuối” so với chương trình và các bạn cùng lớp hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi để hết cấp, các em thi vào các trường điểm, chất lượng cao. Đó là nhu cầu có thật và chính đáng, rất được phụ huynh ủng hộ”. Cô Lan cũng bộc bạch, với tiền lương mỗi tháng chỉ hơn 3 triệu đồng, nghỉ hè chỉ được hưởng “lương cứng”, không có các khoản phụ cấp đứng lớp, thì mùa hè là mùa... thảm họa với nhà giáo. Có thu nhập từ việc dạy thêm, nỗi “buồn” mùa hè của nhà giáo cũng nhẹ đi ít nhiều.

Vấn nạn học hè, dạy thêm của giáo viên các cấp đã nhiều năm làm ngành giáo dục thành phố phải lao đao đối phó. Nó cũng là “tai tiếng” mà giáo viên phải gánh chịu trong nhiều năm nay. Chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, ngành giáo dục thành phố cũng quyết tâm dẹp vấn nạn này, bắt đầu từ năm học 2016-2017, khiến dư luận, xã hội cũng cảm thấy “nhẹ gánh”. Nhưng ngành giáo dục cũng cần có phương án ủng hộ việc dạy hè một cách chính đáng theo yêu cầu của phụ huynh và nhà trường.

lãnh đạo thành ủy vén tay dẹp nạn dạy thêm 1
Thông báo của Trường THCS Ngô Sĩ Liên khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

 Quốc Định

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.