Lạm phát năm 2015 có thể ở 1,9%

(NTD) – Đây là con số được dự đoán tại Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2015 với chủ đề “Tiềm năng hội nhập, thách thức hòa nhập”

Hai dự báo cho kinh tế Việt Nam năm 2015

Dự báo về viễn cảnh kinh tế Việt Nam 2015, Viện Nghiên cứu và Chính sách đưa ra hai kịch bản khá đối lập.

Ở kịch bản thứ nhất, tăng trưởng GDP sẽ đạt 6,1%, thấp hơn mục tiêu 6,2% mà Chính phủ đã đề ra. Ở mức này, lạm phát sẽ là 1,9%.

Ở kịch bản thứ 2, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 6,3% và lạm phát tăng lên mức 3,2%.

Vien_canh_PIXC

Hai kịch bản được VEPR dự báo

TS Nguyễn Đức Thành, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), cho biết: Năm 2015, triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục ở mức vừa phải và tăng nhẹ so với năm 2014 với kỳ vọng nền kinh tế Mỹ, Đức và Anh tiếp tục là những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng. Ẩn sau sự phục hồi kinh tế với tốc độ chậm chạp là do tồn tại các xu hướng trái chiều, khó khăn và thuận lợi đan xen gây ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu.

Trong đó, có một số yếu tố có thể sẽ tác động nhanh đến nền kinh tế Việt Nam như: Mỹ dự kiến sẽ điều hành thắt chặt chính sách tiền tệ bằng công cụ lãi suất trong tháng 6/2015 có thể gây ra áp lực nhất định lên tỷ giá hối đoái đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đồng USD mạnh lên sẽ đòi hỏi việc điều hành chính sách tỷ giá phải linh hoạt hơn.

Cùng với đó, đối với danh mục vay nợ nước ngoài, nếu đồng USD tăng mạnh trong thời gian tới thì các khoản nợ nước ngoài phải trả bằng tiền USD có thể sẽ phải gánh chi phí nợ cao hơn. Ngay cả việc Trung Quốc tăng trưởng chậm lại theo hướng bền vững hơn sẽ giúp nước này duy trì lạm phát ở mức thấp. Khi đó những nước phụ thuộc vào hàng xuất khẩu của Trung Quốc như Việt Nam cũng có thể sẽ được hưởng lợi nhờ giá rẻ hơn. Tuy nhiên, khi nhập khẩu hàng từ Trung Quốc, các nhà nhập khẩu vẫn cần phải thắt chặt kiểm soát chất lượng hàng hóa.

Giá dầu thế giới trong thời gian tới cũng được dự báo sẽ dần dần tăng nhẹ do nguồn cung thế giới đã thu hẹp hơn giai đoạn đỉnh như hồi đầu năm 2014. Với xu hướng như vậy, các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vận tải sẽ không còn được hưởng lợi nhiều từ việc giảm giá dầu như năm 2014 nữa. “Việt Nam là nước vừa sản xuất vừa tiêu thụ xăng dầu nên phần thu ngân sách Nhà nước từ việc xuất khẩu dầu thô sẽ được cải thiện hơn, nhưng do giá sản phẩm xăng dầu sẽ có xu hướng tăng lên nên giá thành sản xuất sẽ tăng trở lại và có thể sẽ gây áp lực nhất định lên chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2015”- TS Thành nhận định.  

Rủi ro sẽ xuất hiện nhiều hơn

Báo cáo của VEPR cũng cảnh báo rủi ro vĩ mô sẽ xuất hiện nhiều hơn trong năm 2016, chủ yếu do Chính phủ phải theo đuổi chính sách tài trợ thâm hụt ngân sách.

"Chính phủ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động nguồn tài trợ thâm hụt ngân sách. Nếu Quốc hội không có sự thỏa hiệp cần thiết trong định mức về lượng trái phiếu phát hành hoặc trần nợ công, Chính phủ có thể bị đẩy vào tình thế phải tìm kiếm nguồn tài trợ tạm thời từ Ngân hàng Nhà nước dưới nhiều hình thức và xét cho cùng có bản chất tiền tệ nhiều hơn là tài khóa", báo cáo của VEPR nêu rõ.

rez_179_kinhte
Kinh tế vĩ mô sẽ gặp nhiều khó khăn

Và nếu quá chú trọng tới bù đắp thâm hụt ngân sách, những ràng buộc về kỷ luật tiền tệ lẫn tài khóa có nguy cơ bị phá vỡ, tạo một tiền lệ xấu. Tác động tức thời của các chính sách này là sự xói mòn niềm tin của thị trường vào cả chính sách tiền tệ và mức độ minh bạch tài khóa. Cùng với đó, VND tiếp tục tích lũy sự lên giá trong bối cảnh đồng USD mạnh lên sẽ âm thầm xói mòn sức cạnh tranh của các mặt hàng sản xuất trong nước cũng như các dịch vụ thu hút khách nước ngoài, du lịch.

"Hai yếu tố này tưởng chừng ít liên quan nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau, đặc biệt khi xảy ra các tình huống bất lợi. Ví dụ, việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách nếu kích hoạt một làn sóng lạm phát nhẹ vào đầu năm 2016, có thể dẫn tới sức ép thay đổi tỷ giá ngày càng nhiều hơn vào thời điểm đó. Và nếu tỷ giá phải thay đổi mang tính đối phó, thì vô hình trung sẽ tạo ra một vòng xoáy lạm phát làm thay đổi tỷ giá, phá vỡ thế cân bằng vĩ mô đang tạm thời có được hiện nay", nhóm nghiên cứu VEPR cảnh báo.

Tin tức mới nhất về Kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

Cao Phong

Bình luận

Nổi bật

Dự án Diamond Lotus Riverside bị UBND P.8, Q.8 buộc tháo dỡ nhà mẫu

Dự án Diamond Lotus Riverside bị UBND P.8, Q.8 buộc tháo dỡ nhà mẫu

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 23:06

(CL&CS) - UBND P.8, (Q.8, TP.HCM) đề nghị chủ đầu tư của dự án Diamond Lotus Riverside tháo dỡ công trình nhà mẫu tại địa chỉ 49C Lê Quang Kim. Thời gian dự kiến vào tháng 6/2024.

Doanh nhân Nguyễn Bính: Gian nan đưa bún sạch ra thị trường

Doanh nhân Nguyễn Bính: Gian nan đưa bún sạch ra thị trường

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 22:41

(CL&CS) - Năm 2023 là một năm khá khó khăn với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bún tươi Nguyễn Bính cũng không ngoại lệ bởi gánh rất nhiều áp lực không chỉ vì nhu cầu tiêu dùng giảm mà còn bị lấn át bởi các đơn vị sản xuất “bún bẩn”.

Gamuda Land công bố dự án Eaton Park với diện tích 3,77ha

Gamuda Land công bố dự án Eaton Park với diện tích 3,77ha

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 22:38

(CL&CS) - Chủ đầu tư đến từ Malaysia Gamuda Land vừa công bố dự án căn hộ cao cấp Eaton Park (Thủ Đức, TP.HCM) có tổng diện tích dự án khoảng 3,77ha cung cấp cho thị trường 2.052 sản phẩm. Dự án đã khởi công phần ngầm giai đoạn 1 vào ngày 26/3/2024.